Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

NGUYỄN QUANG A: ÔI ! BÁO CHÍ VIỆT NAM

họa của Trần Nhương
Nguyễn Quang A

Ông Phó bí thư Tỉnh ủy Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Long An, Chủ tịch UBND tỉnh Long An đương nhiệm, ông Dương Thế Hùng đã không trúng cử Hội đồng nhân dân tỉnh trong đợt bầu cử này, tuy ông được tái cử.

Theo Điều 119 của Luật  số 11/2003/QH11 về tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy Ban nhân dân các cấp, thì “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân”. Cho nên chắc chắn ông Hùng sẽ mất chức Chủ tịch UBND tỉnh. Nói cách khác cử tri đã phế truất ông. Đây là chuyện hết sức bình thường ở các nước dân chủ, nhưng là chuyện không nhỏ ở Việt Nam hiện nay, một dấu hiệu cho thấy cử tri có tiếng nói của mình ngay cả khi quyền tự do lựa chọn còn bị hạn chế.

Chưa thấy ai phân tích chuyện này. Tôi đợi công bố kết quả bầu cử Quốc hội xem có trường hợp tương tự nào như thế hay không để thử viết vài lời bình nhưng đến 6 giờ chiều ngày 31-5-2011 vẫn chưa thấy thông báo kết quả bầu cử Quốc hội.

Sở dĩ tôi ngóng tin công bố bởi vì, ngày 27-5-2011, ông Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho báo chí biết sẽ công bố kết quả bầu cử Quốc hội khóa XIII vào ngày 31-5-2011. Vẫn chỉ thấy tin cũ về “Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp thứ 5 của Hội đồng bầu cử” chiều 30-5-2011 mà thôi. Không biết có chuyện gì hay không. Đọc mãi để kiếm tin, thì mới phát hiện ra Sài Gòn giải phóng đưa tin “công bố kết quả bầu cử Quốc hội trong vài ngày nữa”, chứ không phải ngày 31-5-2011 như mọi người mong đợi. Thôi phải đợi vậy.
Tuy nhiên, khi lướt qua các báo để kiếm thông tin thì thấy các báo Việt Nam câu khách bằng các tin giật gân quá nhiều. Chỉ nêu một phần của vài tít báo mà tôi tình cờ đọc được ngay trên trang nhất của một vài báo điện tử: … chia tay “cô đào sexy”; … “rao bán” cháu bé vừa sinh ; … tấn công nhân viên dọn phòng, quấy rối tình dục; … thầy giáo nhét phấn vào miệng học sinh; bé gái 11 tuổi bị hiếp, bị giết trong rẫy cà phê; quay trộm chị gái người yêu tắm; nghịch tử đánh cha, đốt nhà; bị cắt “của quý” vì giở trò “dê xồm”; vân vân và vân vân.

Có báo điện tử còn lưu ý các cộng tác viên đặc biệt chú ý đến các tin trái khoáy, giật gân như “lợn đẻ ra chó”, “chó đẻ ra mèo”, vân vân.

Tin càng hiếm, càng lạ thì lượng thông tin càng lớn. Đấy là chuyện dễ hiểu. Nhưng lấy các tin lạ kiểu trên để câu khách chỉ biến báo thành báo lá cải, và thể hiện sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức.

Thế mới thấy việc câu khách bằng các tin giết, hiếp, sex và các chuyện giật gân khác như các báo ngành công an đã lan sang và ăn sâu vào báo chí Việt Nam đến thế nào.

Còn những chuyện chắc cũng ăn khách không kém như ông Chủ tịch Long An bị dân phế truất thì ít báo nào phân tích (hay không được làm vậy?).

N.Q.A.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Nguồn: Bauxite Vietnam.

Nguyễn  Xuân Diện:

Không hiểu công tác kiểm phiếu có vấn đề gì không? Mà sao cứ tưởng là có kết quả từ hôm 29 rồi 30 và 31 rồi, mà hôm nay sang đến Tết Thiếu Nhi vẫn chưa có! Hay là phải đợi đến Tết Công gô? 

Càng để lâu, thì lòng dân càng mong ngóng chờ! Càng chờ, càng đợi thì ...càng trưa chuyến i hị ii đò (nhại Wan họ Bắc Ninh).



Đọc tiếp...

SHOW HÀNG CỦA HẢI QUÂN VIỆT NAM

Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam
Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006 từ Nga.

Quan hệ hợp tác Nga - Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.

Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.
 
Tên lửa Yakhont được phóng từ hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.
 
Tên lửa Yakhont
 
Có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont P-800, SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999. Đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.


Hải quân Nhân dân Việt Nam thao diễn với hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P.

Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S.
 
Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8,9 x 0,9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120 - 300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5 M.


SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô. Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont.

So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước.


Brahmos của Ấn độ có những cải tiến lớn về hệ thống dẫn đường và Ấn độ dự kiến triển khai trên cả máy bay Su-27/30

Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.

P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit – Elektron. Đây là một trong những hệ thống rò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga cho đến ngày nay. Radar có thể hoạt động ở hai trạng thái: chủ động và thụ động.

Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 - 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.
 
Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.

Trong phiên bản hợp tác sản xuất với Ấn độ, tên lửa Brahmos có những cải tiến đáng kể về hệ thống dẫn đường. Biến thể Brahmos dự kiến được Ấn độ triển khai trên các tàu chiến, các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và trên máy bay Su27/30.

Nga và Ấn độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tấn công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.

Hệ thống Bastion-P
 
Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.

Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3.900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu đạn và hệ thống điều khiển là 8,6m. Đạn của tên lửa có đượng kính là 67cm.


Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa.

Hệ thống Bastion-P (còn gọi là Fortress-P) chuẩn gồm: Mô hình cơ bản của một tổ hợp bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút.
 
Theo yêu cầu của khách hàng, số lượng của các trang thiết bị trên các loại xe kể trên có thể điều chỉnh. 
 
Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm.

Hệ thống này còn được trang bị thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như, hệ thống radar ngắm bắn tự động Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E.

Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng. Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar.

Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.

(Theo Đất Việt)
 
Đọc tiếp...

NGHE LẠI BĂNG GHI ÂM TIẾNG KÊU CỨU TRÊN BIỂN ĐÔNG

Nghe băng ngư dân "kêu cứu" trước họng súng tàu Trung Quốc
Thứ tư, 01 Tháng 6 2011 16:36 

Lúc 10 giờ 5 phút sáng 1/6, thuyền trưởng Lê Văn Giúp cấp báo về Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Phú Yên, báo tin bị tàu quân sự Trung Quốc bắn và kìm kẹp ngay trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.



Theo truyền trưởng Lê Văn Giúp (SN 1962, ngụ TP Tuy Hòa, Phú Yên), tàu cá PY 92305 TS của anh vừa bị tàu Trung Quốc quấy rối vào chiều 31/5.  Anh Giúp kể tàu anh đang đánh cá ở cách đảo Đá Đông thuộc quần đảo Trường Sa 5 hải lý, bất ngờ 3 chiếc tàu quân sự của Trung Quốc chạy đến.
 
Đại úy Nguyễn Ngọc Ry căng thẳng theo dõi báo 
khẩn về việc tàu Trung Quốc bắn, xua đuổi tàu cá Phú Yên trong vùng biển
 Việt Nam
Đại úy Nguyễn Ngọc Ry căng thẳng theo dõi báo khẩn về việc tàu
Trung Quốc bắn, xua đuổi tàu cá Phú Yên trong vùng biển Việt Nam
Sau khi bắn liền 4 phát xuống nước ngay sát tàu anh Giúp, các tàu trên lướt tới, chạy ngang trước mũi tàu của anh. Anh Giúp phải bẻ mạnh bánh lái mới không đâm trúng tàu Trung Quốc. Sau đó, 3 tàu Trung Quốc còn kìm kẹp tàu anh Giúp cùng một tàu cá khác suốt đêm 31-5.

Đến sáng 1-6, anh Giúp liên lạc về đội kiểm soát Đà Rằng (TP Tuy Hòa) thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Phú Yên báo tin. Đại úy Nguyễn Ngọc Ry, đội phó đội kiểm soát Đà Rằng, là người tiếp nhận thông tin.

Do khi thuyền trưởng Giúp cấp báo về đội kiểm soát bằng máy bộ đàm, âm thanh không tốt, nên sau đó đội kiểm soát đã dùng hệ thống Kodan liên lạc lại với anh Giúp để trao đổi kỹ hơn.

Dưới đây là trích băng ghi âm trao đổi giữa Đại úy Ry và thuyền trưởng Giúp.

- Tôi Nguyễn Ngọc Ry nghe đây.
- Anh Giúp, tàu 92305 đây. Anh báo về đội biết tàu anh vừa bị tàu quân sự Trung Quốc bắn.
- (Hốt hoảng) Có sao không anh?
- Không! Họ bắn 4 phát xuống nước gần tàu mình, chủ yếu để dọa, xua mình đi thôi.

- Khi nào vậy?
- Chỉ mới chiều hôm qua thôi.
- Lúc đó anh đánh bắt ở đâu, cụ thể thế nào, anh Giúp?
- Lúc đó tàu anh với tàu chú Mười đánh ở tọa độ 80 56’ 23’’ vĩ độ bắc, 1120, 45’ 31’’ kinh độ đông, cách đảo Đá Đông, quần đảo Trường Sa của mình về phía đông chỉ 5 hải lý thôi, thì bất ngờ 3 chiếc tàu quân sự của Trung Quốc chạy đến. Họ bắn liền 4 phát xuống nước, sát tàu anh với chú Mười. Anh chưa kịp làm gì thì họ lướt tới, chạy ngang trước mũi tàu của anh. Anh phải bẻ mạnh bánh lái mới không đâm vô tàu họ.
- Trời, cách đảo của mình có 5 hải lý mà họ cũng dám đuổi mình sao.
- Họ liều lắm. Biển của mình mà họ làm như của họ.

- Rồi họ bỏ đi luôn hả?
- Đâu có. Họ quay lại, 3 tàu quân sự của họ kẹp sát tàu anh với chú Mười, vừa lăm lăm súng vừa xí xô xí xào gì đó.
- Vậy thì làm sao?
- Mình cũng liều lại. Làm như không hiểu gì. Nhưng suốt cả đêm qua, 3 chiếc tàu của họ cứ kẹp tàu mình mãi, không cho mình làm, cứ đuổi ra. Đến sáng nay, mình với chú Mười kéo giàn câu, chạy về đảo Đá Đông để ký giấy, họ mới không theo.

- Đó chính xác là tàu quân sự Trung Quốc hả anh?
- Chứ còn gì nữa. Súng ống trên tàu đầy ngay, bắt ớn. Anh có ghi lại số của 3 tàu ấy đây. 989, 27 và 28.
- Anh đi cũng được 25 ngày rồi chớ anh Giúp, đủ tổn chưa?
- Đủ gì, nó cứ rượt mình chạy miết vậy sao mà làm. Mới có được 19 con thôi.
- Vậy giờ anh ký giấy rồi về hả?
- Cũng nán lại làm gần gần quanh đảo mình kiếm cho đủ tổn rồi về chớ bốn năm bữa nay họ cứ rượt mình chạy miết, có làm gì được đâu.
- Thôi để em điện báo lên trên.
Sau đây là ghi âm khi thuyền trưởng Giúp cấp báo về đồn biên phòng trước đó.



Tin-ảnh: H.Ánh/NLĐ
Đọc tiếp...

BÁO ĐẢNG CỦA TRUNG QUỐC ĐÃ XUYÊN TẠC NHỮNG GÌ?

Nhân dân nhật báo TQ xuyên tạc vụ xâm phạm lãnh hải VN như thế nào?
Thứ tư, 01 Tháng 6 2011 09:18

(GDVN) - Sự thực vụ tàu Hải giám Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền lãnh hải của Việt Nam và ngang nhiên cắt cáp thăm dò tàu Bình Minh đã rõ như ban ngày, nhưng tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc bản Online ngày 31/5 lại bóp méo sự thật khi đăng bài "Chuyên gia: Việt Nam có ý đồ gây hấn trên biển Đông, Trung Quốc không thể cứ tự kiềm chế mãi".

Tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn dầu khí quốc gia
 Việt Nam (PVN)
Tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN)
Theo tờ báo này, những va chạm xảy ra ngày càng thường xuyên giữa hai nước trên biển Đông xung quanh vấn đề khai thác dầu khí dẫn đến việc giới ngoại giao hai bên chỉ trích lẫn nhau, nhưng vụ việc sáng 26/5 là lần va chạm nghiêm trọng nhất dẫn đến phản ứng gay gắt từ phía Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Trong buổi họp báo ngày 29/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Nguyễn Phương Nga đã dõng dạc khẳng định, Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Tuyên bố ấy của Bộ Ngoại giao Việt Nam được tờ báo này luận giải thành "lời lẽ thiếu bình tĩnh". Đồng thời tờ báo này nhai lại giọng điệu cũ, hai bên Việt - Trung còn tồn tại mâu thuẫn chủ quyền lãnh hải thì việc cả hai cùng tự kiềm chế là vô cùng cần thiết.
Tờ báo này dẫn lời "chuyên gia" nhưng không đưa rõ là "chuyên gia" nào dám ngạo mạn cho rằng, Trung Quốc là một nước lớn có thực lực mạnh hơn Việt Nam rất nhiều, những năm qua đã "cố gắng tránh" làm căng thẳng thêm quan hệ song phương trong vấn đề biển Đông, đồng thời "Trung Quốc không có ý đồ chèn ép Việt Nam" và "Việt Nam biết rất rõ điều đó".
Ảnh chụp tiêu đề 
bài báo xấc xược của tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc online
Ảnh chụp tiêu đề bài báo xấc xược của tờ Nhân dân nhật báo
Trung Quốc online

Trên thực tế thì sao? Ngoài việc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc đã phái tàu xâm phạm vùng biển chủ quyền và ngang nhiên cắt cáp thăm dò tàu Bình Minh của Việt Nam.
Giải thích cho hành động vi phạm trắng trợn ấy, tờ Nhân dân nhật báo lại bóp méo sự thật - "Việt Nam thường có thái độ kích động, liên tục khai thác dầu khí ở vùng tranh chấp và di dân ra các đảo tranh chấp khiến Trung Quốc không thể nhịn được nữa".
Sau khi Ngoại trưởng Mỹ công bố quan điểm của Washington về vấn đề biển Đông hồi tháng 7 năm ngoái, ưu thế chiến lược của Việt nam gia tăng, đồng thời "ý đồ mạo hiểm của Việt Nam cũng tăng lên."


Sau khi Ngoại trưởng Mỹ công bố quan điểm của Washington về vấn đề biển Đông hồi tháng 7 năm ngoái, ưu thế chiến lược của Việt nam gia tăng, đồng thời "ý đồ mạo hiểm của Việt Nam cũng tăng lên."

Kết thúc bài phân tích của "chuyên gia", tờ Nhân dân nhật báo online Trung Quốc một lần nữa lên mặt "nhắc nhở", nếu Việt nam tiếp tục cho rằng "Trung Quốc có thể nhẫn nhịn để Việt Việt Nam (thích làm gì thì làm) thích lấy muối biển Đông lúc nào thì lấy", đó sẽ là sai lầm chiến lược.
 
Video chi tiết nhất vụ tàu TQ xâm phạm lãnh hải VN (hình ảnh bản quyền của Petrotimes).

 
Đọc tiếp...

TIN ĐẶC BIỆT: TUYÊN BỐ JAKARTA VỀ BIỂN ĐÔNG

Tuyên bố Jakarta: Biển Đông là vấn đề đa phương

01/06/2011 14:06:29
 
Hội thảo quốc tế "Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở Biển Đông" tại Jakarta (Indonesia) kết thúc chiều 31/5 đã ra Tuyên bố Jakarta.

TIN LIÊN QUAN

Đảo đá lớn thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam.
 Ảnh: TTXVN
Đảo đá lớn thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Tuyên bố Jakarta nhấn mạnh các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là cần thiết cho toàn bộ khu vực, vì lợi ích chung của các nước ven biển và các nước liên quan.

Các đại biểu nhất trí Biển Đông là vấn đề đa phương, từ việc duy trì hòa bình, ổn định cho đến đảm bảo tự do đi lại trên biển và triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc ký tháng 10/2002.

Tuyên bố khẳng định việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải với "Đường 9 điểm" trên bản đồ (đường lưỡi bò) chiếm tới 80% diện tích Biển Đông là không phù hợp và đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích.

Tuyên bố cho rằng các bên liên quan cần duy trì cam kết giải quyết tranh chấp lãnh thổ và pháp lý ở Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc, luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm và hướng tới ký kết Bộ Quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC).

Tuyên bố cho rằng việc hướng tới ký COC là nỗ lực chung của cả ASEAN và Trung Quốc, thể hiện bước tiến tích cực hướng tới hòa bình và ổn định trong khu vực. Không chỉ các nước trong khu vực mà cả các cường quốc bên ngoài khu vực như Mỹ, Australia, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có vai trò hữu ích trong việc duy trì tình trạng hiện nay, cần tiếp tục ủng hộ DOC.

ASEAN và Trung Quốc cần tiếp tục triển khai các bước tích cực trong vấn đề DOC, đẩy nhanh nỗ lực hướng tới COC và Ban Thư ký ASEAN có thể có quyền hạn lớn hơn trong thực thi quá trình hòa bình để giải quyết các xung đột, ASEAN cần trung thành với nguyên tắc thống nhất, đoàn kết và nhất trí trong việc phối hợp và phát triển vị thế chung của khối trong đối thoại với các đối tác liên quan đến các vấn đề Biển Đông và bắt đầu thảo luận về COC.

Cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các nước đối tác (ADMM +) cần được xem là diễn đàn quan trọng thúc đẩy cam kết mang tính xây dựng giữa ASEAN và các đối tác trong các vấn đề chiến lược, quốc phòng và an ninh tác động đến khu vực.

Tại hội thảo, các học giả, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đến từ Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Philippines, Việt Nam, Australia,... đã trình bày 13 tham luận nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến Biển Đông được dư luận các nước trong khu vực và quốc tế quan tâm. Các diễn giả cũng trao đổi ý kiến, giải thích rõ hơn và trả lời các câu hỏi của các đại biểu.

Bế mạc hội thảo, ông A.B Mahapatra, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ, khẳng định việc giải quyết các tranh chấp, xây dựng lòng tin trong bối cảnh có những sự phụ thuộc toàn cầu và xung đột phức tạp hiện nay là đòi hỏi cấp thiết; theo tinh thần đó, việc xây dựng năng lực và lòng tin ở Biển Đông, cũng như thể chế hóa đối thoại về những vấn đề có khả năng gây bất đồng là sự hỗ trợ bổ sung cần thiết cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Mahapatra cũng nhấn mạnh hai vấn đề quan tâm hàng đầu tại Biển Đông là xu hướng hiện đại hóa lực lượng vũ trang thông thường có thể làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này. Ông cho rằng cần xây dựng một cơ chế chung cho việc khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông và việc sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề là rất nguy hiểm.

Hội thảo do Trung tâm Habibie của Indonesia và Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ phối hợp tổ chức với sự tham dự của hơn 150 đại biểu.
(Theo TTXVN)
Đọc tiếp...

"TÀI NĂNG VÀ ĐẮC DỤNG" - CUỐN SÁCH ĐẠO VĂN TRẮNG TRỢN!

Sửng sốt: “Tài năng và đắc dụng” đạo văn trắng trợn
 
Thứ tư, 01 Tháng 6 2011 10:31 
 
 
(GDVN) - Những ngày qua, cuốn sách "Tài năng và đắc dụng" của GS.TSKH Nguyễn Hoàng Lương (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN) và PGS.TS Phạm Hồng Tung (ĐHQGHN) chủ biên (do Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản), đã dấy lên một làn sóng dư luận về sự bất hợp lý trong cách lựa chọn các nhân vật điển hình. Cuốn sách đã xếp TGĐ cà phê Trung Nguyên - ông Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ cạnh nhiều vĩ nhân Việt Nam và thế giới như Trần Quốc Tuấn, Hồ Chí Minh, Bill Gate, Albert Einstein…
 
Sau cả tháng bới tung tư liệu, Báo Giáo dục Việt Nam đã có một phát hiện sửng sốt: Cuốn sách được coi là nhánh của công trình khoa học cấp Nhà nước này đã đạo văn hàng chục trang.
 
Cái mác khoa học to đùng 
 
 
Nếu chỉ đọc lời mở đầu cuốn sách in cũng như phần giới thiệu trên trang web của Nhà xuất bản chính trị Quốc gia – Sự thật, thì công trình nghiên cứu này quả là hết sức nghiêm túc và nặng ký: “Cuốn sách là công trình khoa học phân tích và nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển nhân cách tài năng, sự nghiệp của 14 nhân tài tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam và thế giới thuộc các lĩnh vực: lãnh đạo, quản lý; kinh tế, kinh doanh; khoa học và công nghệ. Qua đó, làm sáng tỏ về con đường hình thành và bộc lộ tài năng, quá trình phát triển nhân cách tài năng và việc tài năng của các cá nhân đó được sử dụng như thế nào…”
 
Tưởng như, việc đưa vào cuốn sách rất nhiều danh nhân đã và đang trở thành một phần của lịch sử của đất nước và nhân loại (Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Đào Duy Từ, Hồ Chí Minh, Lê Quý Đôn, Trần Văn Giàu, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Bạch Thái Bưởi, Chulalongkorn,  Albert Einstein,  Thomas Alva Edison, Bill Gates) dường như đã chứng tỏ tham vọng và tính nghiêm túc của công trình này. 
 
Nhưng không phải, giữa những nhân vật lẫy lừng đó, lại có sự xuất hiện đến khó hiểu của doanh nhân trẻ tuổi Đặng Lê Nguyên Vũ. Nhưng nếu chỉ có vậy, thì sóng gió về cuốn sách cũng có thể chìm lắng, dù dư luận hết sức bất bình. 
 
Copy trắng trợn
 
Cuốn "Tài năng và đắc dụng", được chia ra làm 3 phần, phần 1, giới thiệu nhân tài trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý (gồm 5 nhân vật); phần 2, giới thiệu nhân tài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (gồm 4 nhân vật); phần 3 giới thiệu nhân tài trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh (gồm 5 nhân vật).
 
Cuốn sách này chính là một công trình nhánh của một công trình khoa học cấp nhà nước. Và như vậy, tính khoa học phải rất cao. Hơn nữa, để phân tích cho được quá trình hình thành và phát triển nhân cách tài năng, sự nghiệp của những nhân vật góp phần thay đổi lịch sử đất nước và thế giới, chắc chắn đòi hỏi những nghiên cứu công phu, nghiêm túc và những phát hiện khoa học đáng kể.
 
Tuy nhiên, trong số 4 bài viết nhân vật tiêu biểu trên thế giới, nếu ai hay đọc sách báo đều có thể nhận ra, có đến 3 bài viết nhiều đoạn copy nguyên văn từng câu từng chữ. Đặc biệt, bài viết về nhà vật lý học được tổng hợp từ chương 1, chương 2 của cuốn sách "Vũ trụ trong một vỏ hạt" của tác giả Stephen Hawking được dịch ra tiếng Việt bởi dịch giả Dạ Trạch, xuất bản tại Việt Nam năm 2001 và bài viết về doanh nhân tài ba Bill Gates được tổng hợp từ loạt bài “Bill Gates - đằng sau một ngai vàng”.
 
Đó là 10 trang (từ trang 126 đến trang 135) của “tài năng và đắc dụng” giống y hệt bài viết trong cuốn "Vũ trụ trong một vỏ hạt" (do tác giả Dạ Trạch dịch cách đây 8 năm đã được đưa lên mạng internet). Suốt 10 trang này, tác giả “Tài năng và đắc dụng” chỉ viết khác cuốn sách dịch kia ở vài chữ như ête và ê-te, "giả thiết" và "định đề" và một số từ bị cắt bớt trong chương 1 cuốn sách “Vũ trụ trong một vỏ hạt”.
 
Chưa hết, trang 134 đến trang 136 trong cuốn sách "Tài năng và đắc dụng" cũng copy nguyên bản trong chương 1 của cuốn sách "Vũ trụ trong một vỏ hạt" trang 19-20-21.
 
Còn một số đoạn khác cũng được chép nguyên văn, không thay đổi từ một dấu chấm câu, trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi không thể đưa ra hết được. Chỉ có thể nhận xét rằng, cả bài viết về Albert Einstein trong cuốn sách "Tài năng và đắc dụng" đều tổng hợp và cắt gọt từ trong chương 1, chương 2 của cuốn sách "Vũ trụ trong một vỏ hạt".
 
 
Công trình nghiên cứu về Bill Gates: Báo Tuổi trẻ “nghiên cứu” hộ
 
Mục Nhân tài trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh của “Tài năng và đắc dụng”, phần nghiên cứu về nhân vật Bill Gates, cũng chỉ là việc trích toàn bộ các bài báo đã đăng trên báo Tuổi trẻ (Đó là loạt bài "Bill Gates - Đằng sau một ngai vàng" do nhóm FIRST NEWS biên dịch được đăng trên báo Tuổi trẻ vào năm 2004. Sau loạt bài này, cuốn sách "Đằng sau một ngai vàng - Những âm mưu hủy diệt Bill Gates" đã được Nhà xuất bản Trẻ phát hành). Tức là, nếu có tí chút giá trị nghiên cứu nào đó, thì nó thuộc công sức của Báo Tuổi trẻ chứ không phải của hai tác giả cuốn sách..
 
 
Phần giới thiệu về cuốn sách trên trang web 
của Nhà xuất bản chính trị Quốc gia – Sự thật
Phần giới thiệu về cuốn sách trên trang web của Nhà xuất bản chính trị
Quốc gia – Sự thật
 
 
Trong bài viết: "Bill Gates, biểu tượng của thời đại kinh tế tri thức" của “Tài năng và đắc dụng”, từ trang 291 đến trang 293 hoàn toàn giống bài 4 của loạt bài "Bill Gates - Đằng sau một ngai vàng" đăng trên trang web: http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/55536/Bill-Gates---dang-sau-mot-ngai-vang-ky-4-Duoi-theo-uoc-mo.html:
 
Ngay cả phần "Từ thiện" ở mục 5 của cuốn sách "Tài năng và đắc dụng" cũng hầu như được chép lại nguyên trong bài "Tiểu sử Chủ tịch tập đoàn Microsoft" đăng tải trên trang web Vietbao.vn ngày 25/3/2006 (lấy lại từ Microsoft Việt Nam), chỉ rút gọn lại ở một số câu từ và chỉ khác có 2 số liệu là số tiền được quyên góp làm từ thiện của vợ chồng Bill Gates.
 
Khoa học là nghệ thuật trích dẫn và cắt cúp?
 
Trong phần cuối cùng ở mục 6: Đối đầu với pháp luật tại trang 299 của cuốn sách "Tài năng và đắc dụng", đã copy từ đầu đến cuối trong bài thứ 9 của loạt bài "Bill Gates - Đằng sau một ngai vàng được đăng trên báo Tuổi trẻ online từ năm 2004. (Chỉ có một vài động từ được các tác giả trong cuốn sách “Tài năng và đắc dụng” dùng từ nhẹ nhàng hơn, văn viết hơn mà thôi).  
 
Dù phần này, tác giả có ghi rõ nguồn trích dẫn được lấy trên báo Tuổi trẻ online, nhưng câu hỏi ở đây là: Trích dẫn gần như toàn bộ như vậy thì tính nghiên cứu của một công trình khoa học ở đâu? Ngoài ra, còn một số đoạn trong bài “Bill Gates, biểu tượng của thời đại kinh tế tri thức” cũng được tổng hợp, biên tập lại, trích ý từ loạt bài “Bill Gates - đằng sau một ngai vàng”. 
 
Bên cạnh việc lấy từ câu chữ đến ý tứ của những tác phẩm trên, bài viết về "Thomas Ava Edison - Nhà phát minh vĩ đại của thế kỷ XIX", dù tài liệu tham khảo được trích dẫn từ trang web: Thomas Edison, http://vietsciences.org, nhưng rất nhiều đoạn dài, tác giả đã bê nguyên văn phong trong Vietsciences-Phạm Văn Tuấn mà không hề chỉnh sửa hay biên tập lại, hoặc có đoạn chỉ thêm thắt vào một vài câu như đoạn từ trang 142 đến trang 145.
 
Còn rất nhiều đoạn dài trong bài viết “Thomas Alva Edison, Nhà phát minh vĩ đại của thế kỷ XIX” của “Tài năng và đắc dụng” đã có công copy nguyên bản hoặc cắt ngắn lại từ trang http://vietsciences.org, như những đoạn "phát minh ra máy hát", "Phát minh ra đèn điện", "Phát minh ra máy chiếu bóng"...
 
 
(Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục cung cấp thông tin cho độc giả) 
 
Mai Khôi – Thanh Nguyên
 
Mời thảo luận: Quý độc giả nghĩ gì về sự việc này? Hãy gửi ý kiến cho chúng tôi bằng cách gửi mail đến địa chỉ toasoan@giaoduc.net.vn 
hoặc gõ vào ô thảo luận dưới đây. Trân trọng cảm ơn!
 
 Nguồn: giaoduc.net.vn.
 
 
 
 
 



Đọc tiếp...

ÔNG ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ NÓI GÌ VỀ TÀI NĂNG VÀ ĐẮC DỤNG?

Đặng Lê Nguyên Vũ tự bạch về "Tài năng và đắc dụng"

Đặng Lê Nguyên Vũ

Sự tranh luận vừa qua rõ ràng là tốt cho bản thân tôi, cho Trung Nguyên, và phần nào là cho sự phát triển của xã hội ta nói chung. Bởi theo tôi, một xã hội văn minh là một xã hội luôn có được sự phản biện tích cực, cùng hướng đến một cơ cấu kinh tế và pháp luật hiệu quả, với một nền tảng khoa học và công nghệ ngày càng cao.


LTS: Cách đây ít lâu, trên các trang báo điện tử, trang mạng cá nhân có cuộc tranh luận hết sức sôi nổi về cuốn sách "Tài năng và đắc dụng" của Nhà XB Chính trị Quốc gia, đặc biệt là sự xuất hiện gương mặt Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng Giám đốc Tập đoàn cafe Trung Nguyên bên cạnh 13 chân dung là các lãnh tụ, các nhân vật lịch sử, các nhà tư bản lơn của VN và thế giới. Mới đây, ông Đặng Lê Nguyên Vũ gửi cho Tuần Việt Nam một bài viết, đúng hơn là một lá thư tự bạch về cuốn sách.


Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam chúng tôi xin đăng tải lá thư này

Kính gửi quý bạn đọc gần xa!

Vào ngày 10 tháng 05, báo Sài Gòn Giải Phóng có đăng tải bài báo nhan đề "Sách về nhân tài- Choáng!" của Minh An. Bài viết phản ánh những nhận định theo hướng phê phán của tác giả về nội dung cuốn sách có tựa "Tài năng và đắc dụng" do Nhà XB Chính trị Quốc gia xuất bản, đặc biệt là sự xuất hiện của tôi- Đặng Lê Nguyên Vũ- trong cuốn sách này.


Sau đó, trên hàng loạt các báo giấy và nhất là trên các trang mạng internet đã nổ ra những cuộc tranh luận với rất nhiều ý kiến đa chiều hướng đến cá nhân ĐLNV, cũng như Tập đoàn cafe Trung Nguyên một cách sôi nổi. Thậm chí có nơi, có chỗ các ý kiến tranh luận hết sức mạnh mẽ và gay gắt. Đây là lúc tôi, với cả tư cách cá nhân là người trong cuộc, lẫn tư cách người đại diện Trung Nguyên xin được bầy tỏ ý kiến.

Một lần nữa, tôi phải khẳng định rằng mình không hề cung cấp về tài chính cũng như không can thiệp về mặt nội dung trình bày, mà chỉ cung cấp thông tin đầu vào cho một công trình nghiên cứu khoa học. Chúng tôi hoàn toàn không kiểm soát được kết quả đầu ra đối với công chúng. Cuốn sách đã là "khởi nguồn" cho làn sóng các ý kiến phản biện.

Nhưng trên hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành trước mọi ý kiến dù ủng hộ hay phản đối, khen hay chê, thương hay ghét của bạn bè, cũng như bạn đọc gần xa đến cá nhân tôi và Trung Nguyên.

Một con người lành mạnh là một con người biết lắng nghe mọi ý kiến góp ý. Một tổ chức lành mạnh là một tổ chức mà các chính kiến được trao đổi thẳng thắn. Một xã hội lành mạnh là một xã hội mà ở đó có sự tự do phản biện để cùng sửa cái sai, vun trồng cái đúng.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng Giám đốc Tập đoàn cafe Trung Nguyên


Như vậy thì sự tranh luận vừa qua rõ ràng là tốt cho bản thân tôi, cho Trung Nguyên, và phần nào là cho sự phát triển của xã hội ta nói chung. Bởi theo tôi, một xã hội văn minh là một xã hội luôn có được sự phản biện tích cực, cùng hướng đến một cơ cấu kinh tế và pháp luật hiệu quả, với một nền tảng khoa học và công nghệ ngày càng cao.

Chúng tôi càng ý thức hơn rằng các quan điểm và ý kiến của mọi người, dù dưới những biểu hiện tiêu cực nhất của trách móc, phê phán, gán ghép,... đều nhằm đả phá những thói xấu, những cái tiêu cực chứ không phải là dành cho một cá nhân cụ thể là tôi.

Đúng là để có một xã hội tốt, chúng ta phải chống lại "sự tự mãn và háo danh vô lối", "quyền lực vô độ của đồng tiền - có tiền mua tiên cũng được", "vừa thiếu thực tiễn vừa thiếu khoa học trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu",... đều là những vấn đề nhức nhối mà xã hội cần lên án, phải đấu tranh.

Hơn thế, phản biện có văn hóa hay văn hóa của phản biện là vô cùng quan trọng. Có lẽ sẽ là quá định kiến nếu chúng ta cứ mặc định rằng có khát vọng là háo danh, cứ có nhiều tiền là xấu, cứ có học hàm - học vị thì chỉ là hình thức, mọi thứ đều có thể mua được bằng tiền.

Trong văn hóa phản biện thì tính mục đích của phản biện là quyết định nhất. Chúng ta đang thực sự lên tiếng để chống lại cái gì đây? Chống cái đó để xây nên cái gì, để chúng ta cùng đi đến đâu đây, cuối cùng là chúng ta muốn điều gì xảy ra ở đây?

Bìa cuốn sách Tài năng và đắc dụng
Xin được nêu rằng mục đích của chúng ta cần là phải hoàn thiện bản thân, đoàn kết dân tộc, bảo vệ đất nước, phát triển xã hội, xây dựng vị thế xứng tầm cho Việt Nam trong thế giới cạnh tranh toàn cầu hóa hiện nay. Ngoài ra, đâu còn mục đích nào xứng đáng và tốt đẹp hơn để chúng ta dành thời gian và tâm sức phản biện, phải không các bạn?


Một cá nhân, cũng như một tổ chức hay một quốc gia sẽ không là gì cả nếu không có khát vọng vươn lên đối mặt và chinh phục thử thách. Thử hỏi mọi thành công ở mọi cấp độ tự cổ chí kim đến nay có thành công nào không bắt đầu từ khát vọng.


Khát vọng đó cần được chúng ta khuyến khích và nuôi dưỡng cho một tương lai ngày một tốt đẹp hơn chứ không phải là bó gọn trong những khuôn mẫu của quá khứ. Vậy thì có khát vọng cá nhân nào lại có thể nằm ngoài và không phụng sự cho lợi ích của quốc gia và dân tộc?

Có khát vọng nào được nằm ngoài những thử thách mà quốc gia và dân tộc mình phải đối diện trong cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa hiện nay, trong bối cảnh mà "biên giới mềm" của hàng hóa và văn hóa ngày càng trở nên quan trọng?


Chúng ta đã thấy những giai đoạn được coi là phát triển thần kỳ về kinh tế và văn hóa của Nhật Bản vào những năm 60, của 4 con Rồng châu Á vào những năm 70-80, giờ đây là Trung Quốc, Ấn Độ, những người khổng lồ rất gần gũi với Việt Nam. Câu hỏi lớn đặt ra cho chúng ta là đến bao giờ thì Việt Nam có một giai đoạn cất cánh thần kỳ như vậy?

Hay là chúng ta chấp nhận là sẽ không bao giờ? Hay đó là việc làm của các bậc vĩ nhân nào đó chứ không phải "thường nhân" như chúng ta. Người Nhật, người Hàn, người Singapore, người Trung Quốc, người Ấn Độ,... cùng làm được mà sao chúng ta không thể?

Nhìn rộng hơn trên bản đồ thế giới, Israel, các quốc gia Bắc Âu, New Zealand... cũng là các quốc gia không có lợi thế lớn về mặt quy mô lãnh thổ và dân số, điều kiện tự nhiên so với Việt Nam... nhưng trình độ phát triển luôn khiến cả thế giới phải khâm phục.

Cá nhân tôi và Trung Nguyên dù có trăn trở, nỗ lực và thành tựu đến đâu cũng là rất nhỏ bé so với khát khao vượt qua thách thức lớn - thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, và giá trị Việt Nam. Nhưng chúng tôi tin rằng, từ những cá nhân, tổ chức, sản phẩm nhỏ bé mang trong mình khát vọng lớn đó, chúng ta sẽ cùng tạo nên được một Việt Nam phát triển một cách thần kỳ và bền vững trong một tương lai không xa.
Một lần nữa, xin chân thành cám ơn sự góp ý, trao đổi thẳng thắn của quý anh em, bạn đọc gần xa!


Toàn cầu hóa là một thử thách đối với trí tuệ, bản lĩnh và giá trị Việt Nam. Hoặc là chúng ta "tạo lực, mượn thế" được toàn cầu. Hoặc là trở thành đối tượng để toàn cầu tận khai tận dụng, nhất là các "gã lớn, kẻ mạnh" chỉ dành cho chúng ta những vị trí thật thấp hoặc thậm chí là không có trong chuỗi giá trị toàn cầu.


Trí tuệ Việt Nam phải đủ sáng và đủ tỉnh để nhận diện được các dòng chảy lớn của thời đại. Để không mắc sai lầm về mặt chiến lược đi theo các mô hình phát triển cũ thiên về vật chất mà thiếu tính bền vững trong tổng thể với văn hóa và môi trường. Không đi theo quyền lực cứng đã suy yếu về hiệu lực và ngày càng trở nên nguy hiểm để phát triển theo quyền lực mềm - quyền lực thông minh.


Bản lĩnh Việt Nam phải thể hiện được khả năng thực thi để đưa đất nước phát triển xứng tầm, đóng góp vào những phân đoạn quan trọng và có giá trị cao trong chuỗi giá trị của nền kinh tế mới, không rơi vào cuộc chơi được - mất, thắng - thua của bất cứ các thế lực bá quyền nào.


Khi đó, chúng ta có thể từng bước đóng góp những giá trị của Việt Nam vào sự phát triển của thế giới, đó có thể là giá trị nhân văn, tính sáng tạo, an ninh lương thực,...

Cá nhân tôi và Trung Nguyên dù có trăn trở, nỗ lực và thành tựu đến đâu cũng là rất nhỏ bé so với khát khao vượt qua thách thức lớn - thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, và giá trị Việt Nam. Nhưng chúng tôi tin rằng, từ những cá nhân, tổ chức, sản phẩm nhỏ bé mang trong mình khát vọng lớn đó, chúng ta sẽ cùng tạo nên được một Việt Nam phát triển một cách thần kỳ và bền vững trong một tương lai không xa.

Một lần nữa, xin chân thành cám ơn sự góp ý, trao đổi thẳng thắn của quý anh em, bạn đọc gần xa!


Nguồn: Tuần Việt Nam (VNN)

Đọc tiếp...

BÀI HÁT HÔM NAY: TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN

Bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển được phổ nhạc
Sau khi bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của nhà báo Nguyễn Việt Chiến được đăng trên Thanh Niên (ngày 29.5), đã nhận được sự đồng cảm của đông đảo độc giả và được nhiều trang điện tử trong và ngoài nước đăng lại. Nhạc sĩ Phạm Minh Thuần đã phổ nhạc bài thơ này.
Nguyễn Việt Chiến
Tổ quốc nhìn từ biển


Khá nhiều bạn đọc của Thanh Niên cũng đã gọi điện, gởi e-mail đến tòa soạn mong được tìm hiểu thêm về hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Dưới đây là những chia sẻ của nhà báo Nguyễn Việt Chiến.
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình goá phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm hoạ
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước *
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

(Trại viết Văn nghệ Quân đội Hạ Long 4-2009)

----------
* Mới đây người dân huyện đảo Lý Sơn đã tìm thấy một sắc chỉ của
vua triều Nguyễn năm 1835 cử dân binh ra canh giữ đảo Hoàng Sa

 
Bản nhạc phổ thơ Tổ quốc nhìn từ biển 

“Tổ quốc nhìn từ biển là bài thơ đầu tiên tôi viết tháng 4.2009, khi được mời đi dự trại sáng tác văn học của Quân đội nhân dân Việt Nam tại Hạ Long. Trại sáng tác do Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Cục Chính trị quân chủng Hải quân tổ chức với đề tài sáng tác về Biển, đảo và người chiến sĩ hải quân. Một chuyến đi thú vị với nhiều nhà văn, nhà thơ khá nổi tiếng cùng khá nhiều cây bút trẻ đang được nhắc tới trên văn đàn thời gian gần đây.

Hôm khai mạc trại sáng tác, một sĩ quan cao cấp của quân chủng Hải quân đã nói chuyện cả một buổi sáng với các nhà văn về tình hình biển - đảo của chúng ta hiện nay. Có lẽ đã rất lâu, tôi và một số nhà văn mới tiếp cận được những thông tin có thể gọi là khá nhạy cảm và nóng bỏng từ nhiều phía về đề tài này. Tôi nghĩ, đối với những người cầm bút hôm nay, vượt lên trên tất cả các vấn đề thời sự nhạy cảm ấy là tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đó được nuôi dưỡng trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam qua nhiều thăng trầm, và hình như lại đang được khơi dậy trong những tháng năm này.

Tôi đã vượt qua được nỗi đau đời thường của riêng mình để nghĩ về Tổ quốc, để xúc động theo cách một nhà thơ khi cảm nhận tự do trong mỗi ngày đang sống.

Tôi rất xúc động khi được tin bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Minh Thuần ở TP.HCM phổ nhạc. Nói chuyện với tôi qua điện thoại, nhạc sĩ Phạm Minh Thuần cho biết, ông phổ bài thơ này theo nhịp hành khúc và trong một ngày hội ở trường đại học nơi nhạc sĩ giảng dạy, các sinh viên đã hát đồng ca bài hát này”.   

N.V.C
Nguồn: Thanh Niên.

Đọc tiếp...

TỄU CHÚC MỪNG TẾT THIẾU NHI

Thưa chư vị,

Tễu biết một điều chắc chắn rằng các bạn nhỏ, mặc dù rất yêu Tễu - nếu một lần thấy Tễu xưng danh và múa trên mặt nước ao làng - nhưng không bao giờ đọc và xem Nguyễn Xuân Diện-Blog. Hiii...các bạn còn mải chơi và có bạn chưa biết chữ.

Nhưng mà hôm nay, qua các bậc phụ huynh, Tễu vẫn muốn gửi đến các bạn lời chúc mừng nhân ngày Tết của các bạn nhỏ. Một mùa hè đã đến. Các bạn không phải đi học trong một ít hôm, được bố mẹ đưa đi chơi và ...đi bơi. Các bạn cứ vui chơi thỏa thích!

Dịp này, do Tễu bận dựng nhà nên không chuẩn bị kịp 1 chùm bài để tặng các bậc phụ huynh. Thật đáng tiếc quá. Dự kiến là chùm bài sẽ có bài về Thai giáo (tiếp theo bài đã đăng lần trước) về ích lợi của việc thả diều (trong tài liệu của Lê Quý Đôn), về các bạn nhỏ làm vua thời xưa (như Duy Tân chẳng hạn), về tục cúng mụ và lễ thôi nôi ngày xưa (đặc biệt Tễu kể chuyện hôm thôi nôi của mình Tễu đã làm gì, để đến nỗi ông nội Tễu và cả nhà đều chắc chắn là Tễu sẽ theo nghiệp bút nghiên)....Không có quà tặng các bạn nhỏ trong dịp này, nhưng Tếu hứa sẽ có dịp sẽ tặng!

Chúc các bạn nhỏ một mùa hè thật vui vẻ và bổ ích. 

 Ký tên

Tễu


Đọc tiếp...

TRUNG QUỐC TIẾP TỤC LEO THANG THÁCH THỨC

TQ yêu cầu VN ngừng hoạt động ở Biển Đông

Vị trí xảy ra sự kiện liên quan tàu Bình Minh 02

Lần thứ hai sau vụ tàu Bình Minh 02, Bắc Kinh lên tiếng đòi Việt Nam "chấm dứt các hoạt động tại khu vực còn tranh chấp tại Biển Đông".

Hôm 28/05, hai ngày sau khi Việt Nam cáo buộc tàu hải giám Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò Việt Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra thông cáo nói đây là "hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền" của nước này.

Mới nhất, tại cuộc họp báo hôm thứ Ba 31/05, người phát ngôn Khương Du nhắc lại lập trường của Trung Quốc.

Bà Khương nói với các nhà báo tại Bắc Kinh: "Tàu hải giám của Trung Quốc chỉ làm việc thực thi pháp luật trước sự hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam. Đây là hành động hoàn toàn chính đáng (của Trung Quốc)".

"Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam dừng ngay các hoạt động của họ và không gây thêm rắc rối."

Đây là lần thứ hai Trung Quốc phản hồi về cáo buộc của phía Việt Nam rằng hôm 26/05 ba tàu hải giám của Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải của Việt Nam, uy hiếp và phá hoại thiết bị của tàu thăm dò địa chấn Việt Nam.

Hà Nội cũng đã hai lần lên tiếng về sự việc mà theo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) là xảy ra tại tọa độ 12O48’25’’ Bắc, 111O26’48’’ Đông, hoàn toàn trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Tuy nhiên, hai nước chưa hề công bố không ảnh chụp rõ vị trí gây ra va chạm.

Bà Khương Du yêu cầu Việt Nam "chấm dứt hoạt động" ở Biển Đông
Lần lên tiếng thứ hai của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga trong cuộc họp báo bất thường vào Chủ nhật 29/05 được cho là cứng rắn một cách hiếm có.

Kêu gọi biểu tình

Khi đó, bà Nguyễn Phương Nga nói: “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.”

“Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.”

Bà Nga còn nhấn mạnh: "Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.”

Báo Việt Nam có mặt tại cuộc họp cũng cho hay người phát ngôn Việt Nam nói "hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam".

Khu vực tàu Bình Minh 02 hoạt động từ 17/03 là ở các lô 125, 126, 148, 149 cũng trong thềm lục địa miền Trung của Việt Nam.
Tàu hải giám của Trung Quốc chỉ làm việc thực thi pháp luật trước sự hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam. Đây là hành động hoàn toàn chính đáng của Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Khương Du

Đây là lần đầu tàu Trung Quốc vào sâu và có hành động mạnh bạo như vậy trong vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Việc người phát ngôn hai bên trao qua đổi lại các thông cáo với lời lẽ ngày càng cứng rắn cho thấy sự việc vẫn còn diễn biến phức tạp ngay trước thềm một hội nghị cấp cao về an ninh khu vực sẽ tổ chức tại Singapore vào cuối tuần này.

Được biết Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu hùng hậu tham dự diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần thứ 10 và có bài diễn văn quan trọng.

Việt Nam chưa xác nhận liệu Bộ trưởng Phùng Quang Thanh có tới tham dự hoạt động thường niên quy tụ nhiều bộ trưởng quốc phòng khu vực, kể cả Hoa Kỳ, hay không.

Trong khi đó, trên các diễn đàn mạng đang lưu truyền kêu gọi tuần hành ôn hòa tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào sáng ngày Chủ NHật 05/06 tới để "phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt gây hấn và vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam".

Chính quyền Hà Nội đã ngăn chặn một số cuộc biểu tình tương tự trong quá khứ.

Đây là đợt căng thẳng hiếm có giữa hai nước cộng sản châu Á xảy ra không lâu sau khi Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, chuẩn bị cho một nội các mới lên nhậm chức.

Tin mới nhất cho hay mạng Hoàn Cầu của Trung Quốc có bài cảnh cáo Việt Nam rằng "Trung Quốc không còn nhiều kiên nhẫn" trong vấn đề "biển Nam Hải".

Hiện chưa rõ đây chỉ là quan điểm của một số giới tại Trung Quốc hay của cấp nào trong chính quyền Bắc Kinh.

Nguồn: BBC Việt ngữ.
Đọc tiếp...

KINH HOÀNG! THƠ PHÚ Ở ĐẠI NAM LẠC CẢNH

Kinh hoàng văn chương ở khu Du lịch Đại Nam

Đọc những tác phẩm văn thơ ở đây người ta mới “tá hỏa” vì nhiều câu không chỉ sai cơ bản về gieo vần, thanh điệu, rỗng tuếch về nội dung mà còn hỏng về mặt kiến thức một cách nghiêm trọng.

>> Phản văn hóa ở một công trình… văn hóa!


Khu du lịch Đại Nam

Đến Đại Nam Văn Hiến là một “biển thơ”, đâu đâu cũng thơ, văn, câu đối. Nếu không có thời gian để đọc, để hiểu kỹ thì có thể mua về “nghiên cứu” vì đã được in thành sách, chép ra đĩa. Nhưng đọc những tác phẩm văn thơ ở đây người ta mới “tá hỏa” vì nhiều câu không chỉ sai cơ bản về gieo vần, thanh điệu, rỗng tuếch về nội dung mà còn hỏng về mặt kiến thức một cách nghiêm trọng. Vậy mà tác giả của nó lại tỏ ra rất uyên bác, làm thơ nói về tất cả các vấn đề tự cổ chí kim… rồi đem trưng bày, quảng bá khắp nơi.

Những bài thơ kinh hoàng!

Bước vào cổng của Đại Nam thì đã thấy thơ, câu đối khắc đầy trên các cổng chào. Nhiều nhất là ở khu thờ tự. Hễ mảng tường nào còn trống là có thơ, câu đối. Hầu hết đều ghi tên 2 tác giả là Huỳnh Ngu Công và Huỳnh Uy Dũng. Được biết, Huỳnh Uy Dũng là tên được đổi lại sau của ông chủ khu du lịch này (trước đây là Huỳnh Phi Dũng), còn Huỳnh Ngu Công là ai nhiều người vẫn đang đặt câu hỏi. Có phải là một người họ Huỳnh lấy “bút danh” theo tích “Ngu Công di sơn” ở Trung Quốc? Nhưng điều quan trọng là chữ nghĩa, thơ văn của ông ta như thế nào mà lại được chạm trổ, sơn son thếp vàng, khắc lên các bức tường của một “công trình văn hóa” cho thiên hạ chiêm ngưỡng.

Kim điện được “bao vây” bởi thơ Huỳnh Uy Dũng. Nhưng đọc những bài thơ này thì mọi người mới hỡi ơi thất vọng vì “chỉ tổ hại não”.

Chưa nói về nội dung mà chỉ xét về cấu trúc, từ ngữ thì cũng đã “mệt” với cách làm thơ, làm câu đối của Huỳnh Ngu Công và Huỳnh Uy Dũng. Viết hoa lung tung, rồi Hán, Việt lẫn lộn. Mà Hán, Việt lẫn lộn là điều kỵ nhất trong thơ, văn. Đến những chuyên gia về Hán Nôm cũng đau đầu nhức óc vì không biết tác giả viết bài thơ có nội dung gì? Giảng viên Bộ môn Hán Nôm, Đại học KHXH&NV TP HCM, Thạc sĩ Nguyễn Văn Hoài nhận xét về một số bài thơ, câu đối ở Đại Nam như sau:

Bài thơ ký tên Huỳnh Ngu Công:

“Đại địa phương liên khai trí tuệ
Nam thiên hồng nhật chiếu quang minh
Văn kinh rạng rỡ phô hằng nguyệt
Hiến điểm huy hoàng tỏ đế minh”

Đang là bài thơ chữ Hán – Việt lại xen vô những từ thuần Việt là “tỏ, rạng rỡ”

Bài thơ “Kính dâng anh linh mười tám đời Vua Hùng” (Huỳnh Uy Dũng) lại là một sự so sánh khập khiễng, 18 đời Vua Hùng lại được so sánh giống như chiếc quạt của Tiên Dung?

“Mười tám đời vua một chữ Hùng
Y như chiếc quạt phất Tiên Dung”

Hoặc những câu như:

“Về thăm văn hiến Hàn Thuyên
Câu thơ lục bát điệu huyền Nam Ai
Về thăm văn hiến Như Lai
Khi về chở cả trúc mai Việt Thường”.
 (Huỳnh Ngu Công)

Cả bài thơ đang nói về văn hóa Việt Nam đột nhiên lại xen “Như Lai” vào, không ăn nhập gì với những câu khác…

Những câu đối được in trên cột ở cổng chào cũng rất lung tung. Cụ thể như câu: “Đại hải thiên tâm phô nguyệt điện/ Nam thiên nhất trụ trổ liên đài”. Cả câu đối là từ Hán – Việt lại xen vào từ “trổ” là từ thuần Việt làm hỏng nguyên cả câu đối. Hay một câu khác tương tự là: “Văn tư bút thái kinh long phụng/ Hiến ý chương tình đẹp trúc mai”. Cũng đang là từ Hán – Việt lại xen vào chữ “đẹp” là thuần Việt. Tiếp tục câu đối: “Tâm đài nhật nguyệt ân quang chiếu/ Linh địa giang sơn hỷ khí lâm”. Vì không có nguyên tác chữ Hán nên không biết từ “lâm” có nghĩa là gì. Nếu “hỷ khí lâm” có nghĩa là “rừng không khí vui vẻ” thì chữ “lâm” là rừng không đối được với chữ “chiếu”, vì “lâm” là danh từ còn “chiếu” là động từ. Còn câu: “Đại Việt tứ phương tôn chính khí/ Nam Bang vạn đại niệm công thần”. Ở câu này phải đối là “thần công” thì đúng hơn vì “công thần” theo câu đối trên là kết cấu từ vựng tiếng Việt không phải là kết cấu từ Hán – Việt.

Ở những bài thơ này có nhiều lỗi nghiêm trọng về kiến thức. Hậu thế mà cứ dựa vào đây để học thì không biết sẽ tai hại đến mức nào. Đơn cử trong bài “Tam” của Huỳnh Uy Dũng có đoạn viết:

“Tam hữu tuế hàn”: Tùng, Cúc, Mai
Ba cây chịu lạnh giữa đêm dài
Kết duyên bầu bạn tam quân tử
Phản nại sương lăng tuyết ngạo hoài”

Tùng, trúc, mai là 3 loài hoa mộc được mệnh danh là “Tuế hàn tam hữu” (Ba bạn hữu trong gió rét). Là một cách biểu thị tình cảm của người Trung Quốc. Vì ở Trung Quốc trong gió bắc lạnh thấu xương thì chỉ có ba loại này vẫn tươi tốt, nó tượng trưng cho đức tính của người quân tử vượt lên trên nghịch cảnh. Trong thơ của Huỳnh Uy Dũng “Tuế hàn tam hữu” được đổi lại là “Tam hữu tuế hàn” cho nhất quán với cách viết của bài thơ “Tam” mà mở đầu mỗi đoạn thơ đều bắt đầu bằng chữ tam. Nhưng không hiểu vì sao qua thơ của ông Huỳnh Uy Dũng “Tuế hàn tam hữu” lại bị đổi thành 3 loại cây là: tùng, cúc, mai? Ngoài ra, đây cũng là những câu thơ rất lung tung đang từ Hán chuyển sang Việt rồi từ Việt lại đột ngột chuyển sang chữ Hán.

Cổng chào ở Đại Nam được khắc đầy thơ và câu đối của Huỳnh Ngu Công
Và có lẽ thấy “tài năng” của mình cũng không kém Đại thi hào Nguyễn Du nên ông Huỳnh Uy Dũng làm hai tập thơ lục bát cả ngàn câu có tựa đề “Những bước về Tâm” và “Những bước về Linh”. Không phải chỉ vì ông ta làm thơ lục bát mà chúng tôi nghĩ như vậy mà còn vì đọc 2 tập thơ này thấy rất nhiều câu trong “Truyện Kiều” được lấy lại như: “Trăm năm trong cõi người ta – Chữ Trung chữ hiếu ấy là đạo nhân” hay “Một khi lẽ đạo tỏ tường – Tâm linh Việt vượt Đoạn Trường Tân Thanh”, “Trăm năm trong cõi người ta – Mua vui cũng được một vài trống canh”, Lấy ngay câu mở đầu Kim Kiều, là: – Trăm năm trong cõi người ta – Đủ suy ra lý “Người – ta, ta – người”…

Nhưng đọc 2 tập thơ của ông Huỳnh Uy Dũng thì phải nói là khủng khiếp!

Chúng tôi dám chắc rằng ai đọc 2 tập thơ này cũng không thể chấp nhận được kiểu làm thơ như: “Cây kia ăn quả ai trồng/ Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu”, “Đâm đầu vào lỗ Châu Mai!”, “Thằng Bờm có cái quạt mo/ Chín trâu không đổi mười bò không trao”, “Sơn Tinh đáng mặt đàn anh/ Nước bao cao, núi dướn mình cao hơn”. “Truyện trầu cau một tấm lòng/ Hai anh em nọ yêu chung một nàng/ Người anh cưới được hồng nhan/ Người em buồn bã đi lang thang đời”, “Vó ngựa Mông Cổ tới đâu/ Nơi ấy chỉ còn đầu lâu hoang tàn”…

Ngoài ra, trong 2 tập thơ trên còn trích ca dao và thơ của nhiều tác giả một cách rất tùy tiện chẳng hiểu nhằm mục đích gì và để thể hiện được nội dung gì như: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Quê ta lấy chữ quê hương làm đầu”, “Chở bao nhiêu Đạo con đò/ Một kho gió biếc, một kho trăng vàng/ Ơi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”…

Những câu thơ chẳng thấy có liên kết gì về nội dung, hết sức vô nghĩa. Chưa kể hàng loạt câu rất lủng củng, chẳng biết phải xếp vào thơ, văn hay thứ gì khác, giống như chỉ đếm cho đủ câu 6, câu 8 như:

“Mà văn hóa dựng kỳ công
Với những nét đặc thù không tiệp màu
…Vì trong Văn Hóa diệu kỳ
Luôn có những bước chân đi tới hoài”

Kể ra chắc hết giấy cũng chưa nói hết được cái hỗn độn, bát nháo của thơ, văn ở Đại Nam Văn Hiến. Vì thơ, văn thì tràn ngập mà hầu như bài nào cũng “có vấn đề”.

Các nhà nghiên cứu nhức nhối

Tiến sĩ Nguyễn Nhã phải thốt lên “ông này chẳng hiểu gì về văn hóa Việt Nam” khi đọc những câu thơ của ông Huỳnh Uy Dũng nói về Việt Nam như sau: “Dù không thừa điệu cầm ca/ Dù không dư những tháp ngà văn chương/ Dù chưa lập thuyết, lập ngôn/ Dù nghèo lăng tẩm miếu đường uy nghi…”. Mặc dù, những câu sau là khen nhưng những câu “mào đầu” như vậy không đúng với văn hóa Việt Nam. Việt Nam ta rất phong phú các làn điệu âm nhạc chứ, riêng Nam Bộ đã có 300 điệu lý, quan họ cũng có 200 làn điệu, ca trù cũng có 46 thể loại… Lăng tẩm, miếu đường thì mình thiếu gì, mỗi làng là một đình uy nghi lắm chứ; còn lập ngôn, tháp văn chương cũng biết bao nhiêu người như Lý Thường Kiệt, Nguyễn Du, Trần Hưng Đạo…

Giáo sư Ngô Văn Lệ cũng bức xúc: Không biết sao thơ như thế mà được xuất bản. Thơ hay hay không là tùy vào khả năng của mỗi người cũng không ai trách nhưng đưa vào trong thơ những điều không chính xác là rất nguy hiểm vì thơ thường nằm lòng, tốc độ truyền bá rất nhanh, do đó phải rất thận trọng. Khi truyền tải một nội dung liên quan đến văn hóa, lịch sử đã quá rõ ràng thì không được làm sai.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hoài nhận xét: Đọc những bài thơ, câu đối ở Đại Nam thấy “lung ta lung tung” đủ thứ tư tưởng, ca ngợi đất nước, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều có… Giống như cứ nghĩ gì thì bỏ vào mà không cần biết có quan hệ logic nội tại gì. Đây là những thứ thơ phổ thông thứ cấp không có giá trị về nghệ thuật. Mà thơ không đạt nghệ thuật thì chỉ như những câu vè thông tục. Dạng thơ kiểu này thì làm một lúc được cả đống. Thơ như vậy thì nên để trong nhà xem cho vui chứ đem ra cho thiên hạ xem chỉ tổ người ta cười cho.

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, giảng viên Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường đại học KHXH&NV TP HCM cũng bức xúc khi đọc những bài thơ, câu đối ở Đại Nam: “Tôi thấy Khu Du lịch Đại Nam chán lắm. Nó tầm thường và không có gì nổi bật, chỉ được mỗi cái to, nhưng rỗng tuếch. Mớ câu đối, câu thơ được sơn son thếp vàng lộng lẫy in khắc trên các cột và bức tường thì gọi là thơ mà không phải là thơ, gieo vần, thanh điệu còn sai chứ đừng nói là nội dung. Không có ý nghĩa, không có giá trị. Còn tệ hơn những bài thơ con cóc”.

Ở đây, hình như có mốt của những người có tiền thích khoe chữ. Và có lẽ, ông chủ khu du lịch này cũng đang muốn khẳng định mình “có tài” về văn chương, am hiểu văn hóa Đông Tây Kim Cổ; để được mọi người nhìn nhận không chỉ là một “đại gia” mà còn là một người “uyên bác”. Nhưng có tiền là một chuyện còn văn hóa, học vấn lại là chuyện hoàn toàn khác mà chưa hẳn có nhiều tiền thì lấp được cái lỗ hổng ấy.

Nhưng dường như cái “dụng ý” của ông Huỳnh Uy Dũng cũng phần nào đạt được hiệu quả khi gần đây có nhiều bài báo ca ngợi ông không chỉ là một doanh nhân thành đạt mà còn là “tác giả của hàng nghìn câu thơ mang đậm chất giáo lý Phật học, chạm đến chất sử thi oai hùng của dân tộc 4.000 năm dựng nước và giữ nước”? làm cho nhiều bạn đọc “phục sát đất”…

Thiên Thanh – Mai Phương
Nguồn: Tại đây.

Nguyễn Xuân Diện:

Đấy! Thơ phú văn chương nặng mùi như thế, vậy mà liên tục nhiều số liền, các áng văn chương này vẫn được đăng tải trên 8 trang giấy đặc biệt trên tạp chí Xưa và Nay của Hội Khoa học Lịch sử đó, thưa chư vị!


Đọc tiếp...