Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

108 NHÀ TRÍ THỨC KÝ BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU GỬI HIỆU TRƯỞNG ĐHSP HN

 
 BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU
(Cập nhật từ ngày 18/4/2004 - 0h30 20/04/2004)

Chúng tôi xin công bố danh sách chữ  ký cập nhật đến 0h30 ngày20/4/2014. Chúng tôi cũng thông báo rằng, còn khoảng gần hai mươi người đã đăng ký tính đến thời điểm trên, nhưng do chưa cung cấp đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, nên chúng tôi tạm thời chờ quý vị bổ sung thông tin và sẽ công bố tên của quý vị trong danh sách cập nhật của những ngày tiếp theo, cùng với những người khác.

******
Những người muốn tham gia ký tên vào Bản phản đối và yêu cầu dưới đây, nhằm bày tỏ thái độ trước quyết định vô lý và vi phạm các quy định hiện hành của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong việc hủy bằng và phủ quyết luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan, nhằm bày tỏ tinh thần tương ái đối với đồng nghiệp bị đối xử bất công, và nhằm bảo vệ tương lai nghề nghiệp của chính mình, đồng thời thể hiện trách nhiệm, danh dự và tư cách của cộng đồng giáo dục và nghiên cứu Việt Nam, xin gửi thư điện tử về địa chỉ :

Do đặc thù của vụ việc và nội dung của Bản phản đối và yêu cầu, nên xin phép chỉ chấp nhận chữ ký của những người đảm bảo các điều kiện sau:

-Đã và đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu, tại Việt Nam.

-Ghi đầy đủ các thông tin : Họ tên, học hàm học vị (nếu có), lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu, Bộ môn/ Khoa (đối với các trường Phổ thông và Đại học), Phòng/Ban (đối với các Viện nghiên cứu), cơ quan công tác, địa chỉ nơi ở.

(Riêng thông tin về cơ quan công tác, sẽ không công bố nếu người ký tên nêu yêu cầu này trong thư. Nơi ở sẽ chỉ công bố tên của tỉnh/thành phố, không công bố địa chỉ cụ thể.)

-Nhận chữ ký đến 12h ngày 25/4/2014.

Bản phản đối và yêu cầu cùng tất cả các chữ ký thu thập được sẽ được gửi tới Ông Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào ngày 26/4/2014.

Những người ký tên ở văn bản dưới đây xin chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp sẽ tham gia đồng hành cùng chúng tôi.
BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU
 Kính gửi:        PGS. TS. Nguyễn Văn Minh,
            Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Chúng tôi, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, gửi đến Ông văn bản này để bày tỏ những điều sau đây:
1. Chúng tôi phản đối và yêu cầu Ông hủy Quyết định số 667/QĐ-ĐHSPHN ngày 11 tháng Ba năm 2014 và Quyết định số 708/QĐ-ĐHSPHN ngày 14 tháng Ba năm 2014, do trường Đại học Sư phạm Hà Nội ban hành, về việc không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của Đỗ Thị Thoan, bởi hai văn bản này là phi pháp và phi lý, vì các lý do:
1.1. Theo Quy chế Đào tạo Trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ký ngày 28 tháng Hai năm 2011, không có cơ sở pháp lý cho việc được gọi là “thẩm định” đối với bất cứ luận văn thạc sĩ nào.
Quy chế này chỉ quy định thẩm quyền về việc thẩm định kết quả tuyển sinh (Điều 19), chứ không quy định thẩm quyền về việc thẩm định kết quả chấm luận văn hay thẩm định hội đồng chấm luận văn. Điều 26 của Quy chế đã bao hàm toàn bộ quy trình đánh giá một luận văn, trong đó có các vấn đề về thành lập hội đồng đánh giá luận văn, nhóm họp hội đồng, và tiêu chí về kết quả của luận văn, mà hoàn toàn không có khoản nào cho phép lập hội đồng thẩm định để đánh giá lại một luận văn đã có kết quả đánh giá.
1.2. Việc  đơn phương ban hành hai quyết định trên mà không đưa ra các văn bản làm chứng lý theo quy trình chuyên môn phải có (quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, quyết định họp Hội đồng, bản đánh giá của từng thành viên Hội đồng, biên bản họp Hội đồng…), cũng như việc Hội đồng này không họp công khai, là vi phạm hết sức nghiêm trọng Khoản 1 Điều 26 của Quy chế nói trên.
1.3. Khoản 1 Điều 22 Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo QĐ số: 33/2007/QĐ-BGDĐT, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ký ngày 26 tháng Sáu năm.2007 đã quy định cụ thể năm trường hợp bị thu hồi hay huỷ bỏ văn bằng: a) Có hành vi gian lận trong học tập, trong thi cử, tuyển sinh hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ ; b) Cấp cho người không đủ điều kiện ; c) Do người không có thẩm quyền cấp ; d) Bị tẩy xóa, sửa chữa ; đ) Để cho người khác sử dụng.
Đỗ Thị Thoan không thuộc trường hợp nào trên đây, do đó thu hồi văn bằng của Bà là trái với Quy chế này.
2. Chúng tôi yêu cầu Ông minh bạch hóa toàn bộ quá trình đi đến hai quyết định nêu trên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trên tinh thần tuân thủ các quy định có hiệu lực pháp lý.
3. Trên cơ sở pháp lý vừa nêu, trên chuẩn mực và thông lệ học thuật, việc thẩm định Luận văn Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa đã xâm phạm thẩm quyền và quyền lợi của Hội đồng Đánh giá luận văn, của Người Hướng dẫn và Tác giả luận văn, bởi họ không hề được biết và không hề được tham gia vào quá trình thẩm định.
Chúng tôi yêu cầu Ông tôn trọng thẩm quyền khoa học và danh dự khoa học của Hội đồng Đánh giá luận văn, của Người Hướng dẫn luận văn và Tác giả luận văn khi có bất kỳ hành động hay quyết định nào liên quan đến Luận văn. Họ phải được tham gia vào mọi hoạt động và quyết định liên quan đến Luận văn, đúng như các quyền mà họ được hưởng theo quy định.
Chúng tôi mong nhận phản hồi từ Ông.
Trân trọng, 

Những người ký tên

1.    Bùi Thanh Truyền, TS Văn học Việt Nam, Giảng viên Khoa Ngữ Văn, ĐH Sư Phạm TPHCM, HCM
2.    Bùi Trân Phượng, TS Lịch Sử, Giảng viên Đại học, TP HCM.
3.    Châu Minh Hùng, TS Lý luận văn học, Đại học Quy Nhơn, Tp Quy Nhơn, Bình Định
4.    Chu Hảo, TS Vật lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh, Hà Nội.
5.    Chu Văn Sơn, TS Văn học, Giảng viên khoa Ngữ Văn, ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội
6.    Đặng Thị Hảo, TS Ngữ văn, Hà Nội
7.    Đào Tiến Thi, ThS Văn học, Nghiên cứu Văn học, Ngôn ngữ, Giáo dục; Uỷ viên BCH Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
8.    Đỗ Thị Hoàng Anh, ThS Ngữ Văn, Giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội.
9.    Đỗ Hải Ninh, TS Văn học Việt Nam, Viện Văn học, Hà Nội.
10.    Đỗ Xuân Khôi, TS, Giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
11.    Đoàn Ánh Dương, ThS Văn học, Nghiên cứu viên Lý luận và văn học Việt Nam hiện đại, Viện văn học, Hà Nội.
12.    Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, nguyên giảng viên đại học, Đà Lạt.
13.    Hà Thúc Huy, PGS, TS Hoá học, giảng viên đại học, TP Hồ Chí Minh.
14.    Hồ Thị Hoà, ThS Truyền thông, giảng viên đại học, TP Hồ Chí Minh.
15.    Hồ Tú Bảo, Giáo sư tin học, Viện John von Neumann, Đại học Quốc gia – TP HCM
16.    Hoàng Dũng, PGS, TS Ngôn ngữ học, Đại học Sư phạm TPHCM, TPHCM.
17.    Hoàng Hưng, Nghiên cứu thơ hiện đại VN và thế giới, TP HCM.
18.    Hoàng Phong Tuấn, Ths Văn học, Giảng viên Đại học Sư phạm TPHCM, TPHCM
19.    Hoàng Tố Mai, TS Văn học, Nghiên cứu viên Văn học nước ngoài, Hà Nội.
20.    Huỳnh Ngọc Chênh, cử nhân hoá học, cựu giáo viên trường Phan Chu Trinh, Đà Nẵng, TP HCM
21.    Lê Minh Hà, PGS, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Đại học khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
22.    Lê Thanh Loan, Ths Ngữ Văn, Giáo viên THPT Chu Văn AN, Hà Nội
23.    Lê Thu Phương Quỳnh, Ths Văn hoá Văn học Châu ÂU, Room to Read Vietnam, TP HCM.
24.    Lê Tuấn Huy, TS triết học, TP HCM.
25.    Mai Thái Lĩnh, phụ giảng Ban triết học tại trường đại học Văn khoa, Viện Đại học Đà Lạt (1970-1971), Phó hiệu trưởng trường PTTH Thăng Long (75-88),  Đà Lạt.
26.    Ngô Thị Ngọc Diệp, TS Văn học Việt Nam hiện đại, giảng viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai, Gia Lai
27.    Ngô Văn Giá, PGS TS Lý luận Văn học, Chủ nhiệm khoa Viết văn-Báo chí, Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
28.    Nguyên Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh, Hà Nội.
29.    Nguyễn Đăng Hưng, GS TS KH, Cố vấn học thuật Đại học Việt Đức, TP HCM.
30.    Nguyễn Đăng Quang, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Lý luận Ban Tư tưởng Văn hóa Trung Ương từ 1991 đến  1996, Hà Nội.
31.    Nguyễn Đình Cống, GS TS, Đại học Xây dựng, Hà Nội
32.    Nguyễn Đông Yên, GS, TS KH, nghiên cứu và giảng dạy toán học, Hà Nội.
33.    Nguyễn Đức Hiệp,  cựu giáo viên vật lý trung học phổ thông, đã nghỉ hưu, TP HCM
34.    Nguyễn Hoài Anh, Ths Ngữ Văn, giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội.
35.    Nguyễn Hoàng Ánh, PGS.TS, giảng viên trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
36.    Nguyễn Hoàng Diệu Thuỷ, Ths Văn học, cựu sinh viên khoa Ngữ Văn, ĐH SP Hà Nội, Hà Nội.
37.    Nguyễn Huệ Chi, GS Văn học, Nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Văn học, Hà Nội.
38.    Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS, TS KH, Khoa Toán, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
39.    Nguyễn Mạnh Tiến, Ths Văn học, Dân tộc học, Nghiên cứu văn học, dân tộc học, Hà Nội.
40.    Nguyễn Nam Hải, ThS Công nghệ thông tin, nguyên giảng viên ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
41.    Nguyễn Phương Chi, nguyên Phó phòng TC Nghiên cứu Văn học, Viện văn học, Hà Nội.
42.    Nguyễn Quang A, TSKH, nguyên GS Đại học Kĩ thuật Budapest, nguyên Trưởng khoa CNTT, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
43.    Nguyễn Thế Hùng, GS TS, phó chủ tịch Hội Cơ học Thuỷ khí Việt Nam, Đà Nẵng
44.    Nguyễn Thị Bình, PGS, TS Văn học, nguyên trưởng bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ Văn, ĐH Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội.
45.    Nguyễn Thị Hương Thuỷ, Ths Ngữ Văn, Giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội.
46.    Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên văn hoá, TPHCM.
47.    Nguyễn Thị Từ Huy, TS Văn học, cựu giảng viên khoa Ngữ Văn, ĐH Sư phạm Hà Nội, TP HCM.
48.    Nguyễn Văn Long, PGS, Nhà giáo nhân dân, Nguyên chủ nhiệm Bộ môn VH Việt Nam hiện đại, Khoa Ngữ Văn, ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
49.    Nguyễn Xuân Diện, TS Ngữ văn, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
50.    Phạm Toàn, nghiên cứu giáo dục, sáng lập viên nhóm Cánh Buồm, Hà Nội.
51.    Phạm Minh Gia, TS Kinh tế, Hà Nội.
52.    Phạm Quốc Lộc, TS Văn học So sánh, Trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá, ĐH Hoa sen, TP HCM
53.    Phạm Thị Ly, TS Ngữ văn, Viện đào tạo quốc tế, ĐHQG TP HCM, TP HCM
54.    Phạm Thị Phương, PGS TS Ngữ văn, khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm TP HCM, TP HCM
55.    Phạm Xuân Nguyên, Trưởng phòng Nghiên cứu Văn học So sánh, Viện Văn học, Hà Nội.
56.    Phan Hồng Hạnh, ThS Ngữ Văn, Giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội.
57.    Phan Thị Hà Dương, PGS TS Toán học, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
58.    Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hoá học, Giảng viên Đại học, TP HCM, TP HCM.
59.    Phùng Hoài Ngọc, ThS Văn học, Nguyên giảng viên Đại học An Giang, An Giang.
60.    Trần Đình Sử, GS TS Văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
61.    Trần Đức Anh Sơn, TS Lịch Sử, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển KT XH Đà Nẵng, Tổng biên tập Tạp chí Phát triển kinh tế -xã hội Đà Nẵng, Đà Nẵng.
62.    Trần Hữu Tá, PGS Văn học, Tp HCM.
63.    Trần Ngọc Vương, GS TS Văn học, Hà Nội.
64.    Trần Ngọc Hiếu, TS Văn học, Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
65.    Trần Quang Đức, Nghiên cứu văn học, lịch sử, Phòng Văn học So Sánh, Viện Văn học, Hà Nội.
66.    Trịnh Thu Tuyết, TS Văn học, Chuyên ngành văn học Hiện đại, Hà Nội.
67.    Tương Lai, Nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, TP HCM.
68.    Vũ Thế Khôi, TS, Nguyên Trưởng khoa tiếng Nga, ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội, Hà Nội.
69.    Vũ Thị Phương Anh, TS Giáo dục, Nguyên giám đốc Trung tâm khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TPHCM, TP HCM.
Cập nhật từ ngày 18/4/2004 đến 0g30 20/04/2004
70.    Phạm Văn Hội, TS, Giảng viên đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, Hà Nội.
71.    Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu độc lập, chuyên nghiên cứu văn học Việt Nam, Hà Nội.
72.    Nguyễn Quang Lập, từng tham gia đào tạo biên kịch tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, địa chỉ nơi ở : TP HCM.
73.    Lê Mạnh Năm, Nghiên cứu viên chính, Viện xã hội học, Hà Nội.
74.    Nguyễn Anh Tuấn, PGS. TS, Giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
75.    Đỗ Biên Cương, TS, lĩnh vực Công nghệ Sinh học - Thực phẩm, Bộ môn Vi sinh - Hóa sinh - Sinh học Phân tử, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.
76.    Phạm Khiêm Ích, PGS Triết học, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Nghiên cứu viên cao cấp Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
77.    Lê Nguyên Long, ThS, giảng viên Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
78.    Lương Công Trung, ThS, giảng viên Viện Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nha Trang.
79.    Phạm Xuân Hoàng, ThS Luật học, hiện là giảng viên Luật, Khoa Luật Kinh tế, ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh.
80.    Trần Trung Sơn, TS Kỹ thuật, Phó trưởng khoa Máy bay - Động cơ, Trường Sỹ quan Không quân, Nha Trang.
81.    Lê Cát Tường, TS Kỹ Thuật (Aus.), nguyên giảng viên Đại học Tổng Hợp Huế, hiện sống tại TPHCM
82.    Hồ Liên, TS văn hóa học, nguyên giảng viên chính Trường Viết văn Nguyễn Du, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
83.    Ngụy Hữu Tâm, TS Vật lý,  nguyên cán bộ Viện Vật lý, Viện Khoa học Việt Nam, đã từng đi dạy ĐH ở Algerie, hiện sống tại Hà Nội.
84.    Nguyễn Xuân Nghĩa, Tiến sĩ Xã hội học, Giảng viên đại học, TP HCM.
85.    Nguyễn Trọng Bình, ThS Văn học Việt Nam, giảng dạy Văn học VN hiện đại, Lịch sử Phê bình văn học, Cần Thơ.
86.    Đào Minh Châu, TS, cựu chuyên viên Vụ Sau đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (1988-1998). Lĩnh vực nghiên cứu : chính sách công, hành chính công, Hà Nội.
87.    Nguyễn Văn Tiệp, PGS.TS, khoa Nhân học, Đại học KHXH & NV, Đại học quốc gia TP. HCM, TPHCM.
88.    Trần Văn Tùng, PGS.TS Kinh tế, từng là giảng viên kiêm nhiệm của trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, nghiên cứu viên cao cấp của Viện kinh tế thế giới, Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Hà Nội.
89.    Trần Thị Thanh Vân, ThS tiếng Anh,  Giảng viên đại học, Hà Nội.
90.    Nguyễn Hữu Khải, PGS.TS,  Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, Hà Nội.
91.    Nguyễn Hồng Kiên, TS Sử học, hiện đang là cán bộ nghiên cứu ở Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm KHXH VN), Hà Nội.
92.    Phạm Chi Mai, nguyên giảng viên chính môn Tiếng Nga ở Khoa Ngôn ngữ và văn hoá Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
93.    Nguyễn Nguyên Khải, cựu giáo viên Toán trường THPT Thái Phiên, Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.
94.    Trần Minh Thế, PGS. TS,  nguyên Viện trưởng Viện Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
95.    Khương Việt Hà, ThS,  phòng Văn học so sánh, Viện Văn học, Hà Nội.
96.    Lê Thành Trung, ThS Ngữ Văn, giảng viên đại học, Hà Nội.
97.    Lê Văn Sinh, cử nhân sử học, cựu giảng viên Bộ môn lý luận sử học, ĐHKHXH & NV Hà Nội, Hà Nội.
98.    Ngô Thanh Hải, ThS ngành Lý luận văn học, Giáo viên Ngữ văn THPT Tỉnh  Bắc Giang, Bắc Giang.
99.    Nguyễn Phượng, TS Ngữ Văn, giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
100.    Trần Tuấn Tú, TS địa chất, Giảng viên Khoa Môi trường, ĐH Khoa Học Tự Nhiên, TP HCM.
101.    Nguyễn Thượng Long, giáo viên PTTH bộ môn Địa Lý, hiện đã nghỉ hưu. Nơi công tác cuối cùng Trường PTTH Trần Hưng Đạo - Hà Đông - Hà Tây, Thanh tra giáo dục kiêm nhiệm Sở GD - ĐT Hà Tây. Nơi ở :  Hà Nội.
102.    Đặng Danh Ánh, PGS.TS.Tâm lý Giáo dục Kỹ thuật, Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Tư vấn KHCN, Hà Nội.
103.    Hồ Thị Hồng Nhung, TS. Bác sỹ, lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu :  phòng Gốc Giống và Sinh Phẩm Chẩn đoán, Viện Pasteur TP. HCM.
104.    La Khắc Hoà, PGS. TS, Nguyên cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ Văn ĐHSP Hà Nội (đã nghỉ hưu), Hà Nội
105.    Phạm Vĩnh Cư, PGS.TS Văn học, Nguyên Hiệu phó Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội
106.    Đỗ Lai Thuý, PGS.TS, Nguyên Phó Tổng biên tập tạp chí Văn hoá Nghệ thuật,  Hà Nội.
107.    Nguyễn Đức Mậu, TS Văn học,  Nghiên cứu Văn học, Hà Nội.
108.    Trương Đăng Dung, PGS TS, Nguyên Phó Viện trưởng Viện văn học, Hà Nội.

21 nhận xét :

  1. Nghe đâu VN có tới 24000 tiến sĩ thạc sĩ,ở đây mới có 108 vị,ít quá.Chẳng lẽ chỉ có chừng ấy vị có suy nghĩ thôi sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. QUA CON SỐ 24000/108 Ở ĐÂY SẼ NÓI GÌ? ĐÓ LÀ SỰ NHẬN THỨC VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NHỮNG NHÀ KHOA HỌC? TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHÔNG CÓ THÌ CHỈ GẶT HÁI ĐƯỢC NHỮNG SAI LẦM. VÌ NGƯỜI TA KHÔNG CÓ TƯ DUY ĐỘC LẬP TRONG NCKH NÊN GÂY NÊN NHIỀU HỆ LỤY. VÍ DỤ NGƯỜI ĐẦU TIÊN ĐƯA RA KHOÁN 10 TRONG NÔNG NGHIỆP (ÔNG NGỌC BÍ THƯ TỈNH ỦY VĨNH PHÚ LÚC BẤY GIỜ) CŨNG ĐƯỢC NHÌN NHẬN LÀ SAI TRÁI VA BỊ KỶ LUẬT.
      NHỮNG NGƯỜI BỊ CÁO BUỘC TRONG VỤ "NHÂN VĂN-GIAI PHẨM" CỦA THẬP NIÊN 50,60 THÌ SAU NÀY HỌ LẠI ĐẠT PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ: GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC.
      CHÚNG TA ĐÃ QUA THẾ KỶ 21 ĐƯỢC HƠN MỘT THẬP NIÊN RỒI, CHẲNG LẼ TẦM NHÌN VẪN Ở NỬA THẾ KỶ 20 SAO? THẬT TIẾC !

      Xóa
  2. nói ra mất lương và về hưu không lương hưu thì sao ?

    Trả lờiXóa
  3. 108 ANH HUNGF LUONG SON BAC !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. KHÔNG PHẢI LƯƠNG SƠN BẠC ! HỌ LÀ NHỮNG NGƯỜI BIẾT THẾ NÀO LÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THỰC THỤ, HỌ CÓ CÁI TƯ DUY LÀM VIỆC CỦA GS NGÔ BẢO CHÂU...

      Xóa
  4. Đây là những thạc sĩ, tiến sĩ thật...,có lương tâm...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ĐÂY CŨNG KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ LƯƠNG TÂM ĐƠN THUẦN, MÀ HỌ (108) LÀ NGƯỜI CÓ CÁI NHÌN BIỆN CHỨNG TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (HỌC THẬT MÀ KHÔNG HỌC GIẢ). HỌ KHÔNG CHỈ VÌ CÔ ĐỖ THỊ THOAN HAY BÀ PGS NGUYỄN THỊ BÌNH, MÀ VÌ CẦN ĐẤU TRANH BẢO VỆ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MÀ CÔ THOAN VÀ BÀ BÌNH LÀ NGƯỜI THỰC HIỆN, CŨNG NHƯ BẢO VỆ CÁCH NHÌN KHOA HỌC CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, ĐỒNG THỜI LÊN ÁN TÍNH PHI KHOA HỌC CỦA "HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH" LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỖ THỊ THOAN VÀ CÁCH LÀM VÔ LỐI (TRÁI LUẬT) CỦA PGS. TS. Nguyễn Văn Minh,
      Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội. CHO NÊN CÁI CON SỐ 24000/108 NÓI LÊN CHẤT LƯỢNG TS CỦA NƯỚC TA.? CŨNG VÌ THẾ MÀ NƯỚC TA CÓ LƯỢNG TS NHIỀU NHẤT KHU VỰC NHƯNG KẾT QUẢ NHỮNG NGHIÊN CỨU KH CÓ GIÁ TRỊ ĐƯỢC CÁC TẠP CHÍ KHOA HỌC DANH TIẾNG THẾ GIỚI ĐĂNG TẢI LẠI "bet" NHẤT! VÌ THẾ NHỮNG NGƯỜI CÓ TẦM KHOA HỌC KHÔNG NHIỀU.NHƯ CÁC CỤ TA NÓI "HỮU DANH VÔ THỰC"

      Xóa
  5. 108 vị anh hùng Trí thức đã tụ nghĩa.. Cuộc khởi nghĩa chống lại vương triều ngụy trí thức đã bắt đầu
    Chúc các nghĩa sỹ mã đáo thành công!

    Trả lờiXóa
  6. Thời buổi này nó vậy đó mà các bác,kẻ cắp thì giảng đạo đức về cách sống cho các bậc chân tu nho nhã,thằng khỏe mạnh như trâu thì ra tay bóp cổ phụ nữ,bà già và trẻ em,thằng đầu tôm (đầu đầy cứt nghĩa là rất ngu ) đi sát hạch kiến thức các nhà thông thái thật sự ! -nghĩa là tít mù trong cơn lốc xoáy đảo lộn-còn gì đâu mà nói nữa - tại sao và tại sao,các vị biết rồi chứ ???

    Trả lờiXóa
  7. Lại một trò vui thế thôi
    Họ đã làm rồi chẳng được chi mô!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu không bắt đầu từ ý tưởng, thì không có hành động. Cho một cuộc sống tươi đẹp, cuộc đấu tranh còn dài.

      Xóa
    2. Chúng ta không ai ngây thơ nghĩ rằng chỉ với bản phản đối và yêu cầu đó sẽ dẫn đến sự thay đổi ngay tức thì. Song lên tiếng là nghĩa vụ của chúng ta. Khi chúng ta phản đối, nhất định những người quản lý phải cẩn trọng hơn, phải điều chỉnh (ít nhiều). Khi chúng ta phản đối, bênh vực lẽ phải, lẽ phải cũng đỡ tủi thân chứ và áp lực chúng ta tạo ra, xã hội tạo ra sẽ là sự khích lệ cho Nhã Thuyên đấu tranh giành công bằng cho mình tại tòa án Việt nam và công luận thế giới. Rất nhiều thầy cô tại ĐHSP đã tham gia, và tôi tin sinh viên Đại học Sư phạm cũng sẽ tham gia trong một mức độ khác để giữ gìn uy tín, "kỷ cương, tình thương và trách nhiệm" cho/trong ngôi trường của họ. Không phải là trò vui bạn 0450 nhỉ.

      Xóa
  8. ĐỖ THỊ THOAN ĐÃ QUÁ NỔI TIẾNG RỒI, CẦN GÌ BẰNG THẠC SĨ NỮA, KHÔNG THÀNH CÔNG CŨNG ĐÃ THÀNH DANH, CẢM ƠN BÁO LỀ TRÁI NHIỀU ĐÃ LĂNG XÊ CHO ĐỖ THỊ THOAN !!!

    Trả lờiXóa
  9. Luận văn của Nhã Thuyên có cái tên là: "Thực Hành Thơ Của Nhóm Mở Miệng Từ Góc Nhìn Văn Hóa" nên bị ban tuyên giáo đì bằng chết.
    + thay vì đó nếu như luận văn có cái tên là " Làm sao để cả một dân tộc phải câm mồm" thì sẽ được bảo vệ luận án tiến sỹ là cái chắc chắn

    Trả lờiXóa
  10. Cám ơn hai vị, hai chiến sĩ tiên phong: Nguyễn Văn Lưu (Chu Giang) và GS Phong Lê và những vị giật dây sau hậu trường đã đưa thạc sĩ Nhã Thuyên tới đỉnh vinh quang.

    Trả lờiXóa
  11. Không thấy ai từ các đại học ở Huế cả. Buồn.

    Trả lờiXóa
  12. Vừa rồi ĐHSP còn quán triệt bằng cách thông tin đến từng khoa qua lãnh đạo khoa về QĐ thu bằng Ths này. Ở bản 108 chữ kí này chỉ có mấy vị là cán bộ đương chức của ĐHSP thôi!

    Trả lờiXóa
  13. Có lẽ thông tin về việc thu hồi bằng của cô Đỗ Thị Thoan vẫn chưa đến được với phần đông những người làm trong ngành giáo dục, bởi tường lửa và thói quen tiếp nhận thông tin qua VTV và báo giấy.

    Trả lờiXóa
  14. Chung quy cũng chỉ tại "thằng bán tơ" Chu Giang gì đó chứ nhiều Tiến sĩ như chúng tôi (Khoa học tự nhiên) biết quá rõ bản chất văn nghệ của CS rồi. Mong nhiều TS, ThS (khoa học xã hội) lên tiếng để lũ vô học thêm tý chữ. Trời tru đất diệt bọn Chu Giang!

    Trả lờiXóa
  15. Đề tài luận án TS ngành XD... : Luận điểm "dân là gốc" dựa trên nền tảng chất kết dính giữa môi trên và môi dưới để giọng nói phát ra chuẩn xác và đồng nhất hai tiếng "nhất trí".

    Trả lờiXóa
  16. Trong bản danh sách, mình thấy thiếu một cái tên thuộc loại "trứ danh con cào cào", đó là nhà văn kiêm nhà nghiên cứu hóa học Đa Lông Nguyễn Hay Khùng (Đông La).

    Trả lờiXóa