Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

CHẾT CƯỜI VỚI ÔNG PHÓ BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY HÀ NỘI !


Chơi để quên đi nghèo khó

Nguyễn Văn Tuấn
28-01-2015

Thỉnh thoảng các quan chức tuyên giáo cũng có vài câu nói đáng chú ý. Ví dụ như trả lời câu hỏi về bắn pháo bông có lãng phí quá chăng, một vị quan chức tuyên giáo Hà Nội nói rằng bắn pháo bông là một cách phục vụ cho toàn dân chứ không phải chỉ cho người giàu có. Còn đối với người nghèo, vị này nói thêm rằng bắn pháo bông “giúp [người nghèo] quên đi cái nghèo, cái khó“. Bắn pháo bông nói cho cùng là một trò chơi. Câu nói của vị quan chức đó có thể hiểu rằng trò chơi giúp cho người nghèo khó quên đi thực tại của mình. Suy nghĩ của ông làm nhiều người ngạc nhiên.


Không ai có thể phủ nhận rằng ở VN mình có rất nhiều người nghèo. Nếu chỉ quanh quẩn ở Quận I Sài Gòn thì chắc ai cũng thấy VN bây giờ giàu có quá. Nhưng đó là ấn tượng “phồn hoa giả tạo” – mượn chữ của giới tuyên giáo ngày xưa. Thật vậy, chỉ cần 5 phút ra ngoài khu đó thì sẽ thấy một bức tranh hoàn toàn khác, rất Việt Nam và rất thật. Người dân bươn chãi để kiếm sống qua ngày. Trong khi có đại gia bỏ ra vài tỉ đồng để mua cái túi xách tay, thì 50% người dân phải sống với thu nhập 40,000 đồng/ngày. Đi về vùng quê sẽ thấy buồn hơn nữa. Những căn chòi xiêu vẹo, những đứa trẻ còi cọc, đen đúa, ở truồng, ánh mắt lơ láo trông thật thắt lòng. Chả thế mà có nhạc sĩ từng thốt lên câu “Bao năm giải phóng như thế này phải không anh”.

Câu hỏi đặt ra là những người nghèo khó đó có quên đi thực tại nếu họ xem bắn pháo bông? Nếu họ ở gần cầu Nhật Tân thì may ra (chỉ “may ra” thôi) họ có thể thấy pháo bông. Nhưng nếu họ ở xa cầu Nhật Tân thì làm sao họ có thể thấy mà quên đi cái nghèo của mình? Nhưng hãy giả định rằng 50% những người nghèo ở Hà Nội nhìn thấy pháo bông, và giả định một cách xa xỉ rằng những màu mè của pháo làm cho họ quên đi nỗi buồn nghèo khổ, thì sau đó là gì? Sau niềm vui khi được thấy pháo bông là gì? Dĩ nhiên, sau vài phút hân hoan, họ sẽ quay về với thực tế của cuộc sống: phải bươn chãi kiếm tiền nuôi con và nuôi chính bản thân họ. Pháo bông không làm cho họ giàu hơn đồng nào. Như vậy, bắn pháo bông đâu có giúp gì cho họ về lâu dài; nó chỉ là trò chơi đắt tiền của người có quyền có chức muốn chứng tỏ rằng Hà Nội là thủ đô, là niềm tự hào của cả nước. Xem ra, cách thức thể hiện đó tốn tiền quá. Ai tự hào thì tôi không biết, chứ chắc chắn một điều là 99.9% dân số VN không có dịp xem pháo bông Nhật Tân.

Cái câu nói “ru ngủ” người nghèo của vị quan tuyên giáo làm tôi nhớ đến chuyện xưa. Xưa kia, giới tuyên truyền thường hay lớn tiếng nói chuyện cao đạo rằng bọn Mĩ Ngụy chúng ra sức ru ngủ thanh niên miền Nam bằng cách tạo ra một nền văn hoá ham vui và lai căng. Họ nói rằng mấy phim ảnh và sách báo tràn lan ở miền Nam là chỉ nhằm ru ngủ và dẫn thanh niên đi tìm một lối thoát, lẩn trốn trước thời cuộc.

Xem ra những gì họ lớn tiếng phê phán miền Nam trước kia được lặp lại y chang và với cường độ cao hơn ngày nay. Ngày nay, bật tivi lên chúng ta chỉ thấy toàn là những phim tình cảm sướt mướt của Hàn Quốc, thậm chí của Tàu. Vào nhà sách thì thấy rất nhiều sách tử vi, bói toán, phong thuỷ, sách dịch từ mấy cuốn tiểu thuyết ba xu ở nước ngoài. Sách nghiêm chỉnh của các tác giả VN thì rất khó tìm. Hệ quả là thanh thiếu niên ngày nay chạy theo những cái bóng, cái mốt của Hàn và Tàu. Một Võ Tắc Thiên tàn ác và ghê rợn trở thành thần tượng của thanh niên VN, đến nỗi họ bắt chước cách ăn mặc và nói năng của mụ Võ. Thật khó tin vào mắt mình khi thấy cảnh tượng thiếu niên đứng chờ các ngôi sao nhạc của Hàn Quốc, và khóc như mưa khi được thần tượng họ … cầm tay! Tôi đoán những thanh thiếu niên này chẳng biết đất nước mình đang bị đe doạ bởi cái nước đã sản sinh ra cái mụ mà họ thần tượng. Họ cũng chẳng ý thức rằng VN bây giờ là một trong những nước nghèo trên thế giới và nợ nần chồng chất, và chỉ làm gia công cho người ta làm giàu.

Ai chịu trách nhiệm về sự sao lãng đó, nếu không là những du nhập các giá trị văn hoá lai căng từ ngoài? Đáng lí ra những người có trách nhiệm phải tìm cách để vực dậy tiềm năng của dân tộc, để gieo niềm tự hào văn hoá và lịch sử dân tộc, thì người ta lại đi tìm những biện pháp màu mè và xa hoa để xoa dịu, để làm quên đi thực tại nghèo khó trong vài phút. Phải công nhận rằng đó là một “biện pháp” vừa đắt tiền lại vừa tối dạ.

Nguồn: FB Que Diêm

_______

Cậu này này học trường nào ra, con cái nhà ai, quê quán ở đâu mà nói năng thiếu suy nghĩ và vô cảm, vô đạo đức vậy!? Thế mà cũng nhảy lên chức ấy được, thì phải xem lại chạy chọt thế nào mà giỏi vậy!

16 nhận xét :

  1. Câu nói như không có học,chán quá chẳng muốn bình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Tôi có học tại chức, chuyên tu đấy! Mà thiên hạ nói sao khó nghe nhỉ? Dốt chuyên tu, ngu tại chức!""

      Xóa
    2. Đã học tại chức thì đừng chuyên tu, làm gì có cái ""Tôi có học tại chức, chuyên tu đấy! ". Nhưng cái dốt này không phải cái dốt chuyên môn, nên nó không phụ thuộc vào bằng cấp . Ông ta xưa, quê hương ta xưa chỉ có "ông đồ", có nhiều người không được đến trường nhưng lại "rất có văn hóa".
      Tết nghèo, mà nhìn cái sang giàu của người khác chỉ bị tổn thương, đau lòng mà thôi ! Tiếng nấc nghèo của Cụ Tú Xương : "Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo/ Nhân tình trắng thế lại bôi vôi" ai biết, ai không?

      Xóa
  2. "...những lúc thưởng thức bắn pháo hoa giúp họ quên đi cái nghèo, cái khó”, PĐ Long nói.
    Thảo nào nhiều người dân nay không muốn xem bắn pháo hoa nữa. Thậm chí họ coi đây là sự lừa đảo của những kẻ như lão Long!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lão nầy đến bữa không cho ăn chỉ cho ngửi mùi thức ăn thôi,lúc đó hỏi xem cảm giác như thế nào

      Xóa
  3. Cho họ chơi game để quên đi thất nghiệp

    Trả lờiXóa
  4. Theo logic của ông quan này thì dân nghèo ở ta bây giờ sướng thật! Ra đường là thấy ngay các biệt thự hoành tráng của các quan lớn, xe hơi xa xỉ của các đại gia, thế là quên ngay cái túp lều lụp xụp của mình! Đói thì ngắm các nhà hàng sang trọng nơi quan nhậu một bữa vài chục triệu đồng – thế là no ngay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế gọi là người nghèo đói bụng mà no cái con mắt à !

      Xóa
  5. Thủ đô HN-Thành phố Hòa bình có nhiều phát biểu ấn tương. Từ ông Bí thư xạo ngôn ngay trong khi bà con HN bị lụt lũ 3 ngày nước không rút (sau đó phải xin lỗi), bây giờ lại đến cái ông này. Ông này bây giờ lại còn phát biểu trong nhiều lĩnh vức nữa, như lĩnh vực xây dựng chẳng han: ông ta úy lạo nhân dân trong khi đường ống nước vỡ đến lần thứ chín.rằng không có tiêu cực gì trong xây dựng vvNgười dân HN nghĩ: giá mà ông ta đừng phát ngôn thì hay biết mấy, ông ta cứ nghĩ và cứ để trong bụng thì có phải hay hơn không. Khốn nỗi tuyên giáo là phải nói ra, không nói không chịu được, có sai thì người dân rồi quên ngay vì họ còn dành thời gian để kiếm sống. Mà người nghèo đâu là người không có mắt để mà thưởng thức ánh sáng hào quang của đất nước !!Buồn thay.

    Trả lờiXóa
  6. Vua: -Vì sao họ chết.
    Quan: -Họ chết vì đói, bởi không có cơm ăn.
    Vua: -Không có cơm ăn thì cũng có thể ăn nem hươu như ta này, cũng đỡ đói được mà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vua:
      - Tên kia! Sao lại đi ăn trộm?!
      - Bẩm hạ bệ, à, bệ hạ. Vì đói quá ạ...
      - Đói phải biết lấy gạo mà nấu cơm chứ? Lười thế? Chẳng quán triệt nghị quyết vua ban gì cả!

      Xóa
  7. Trong bộ máy chính quyền HN có quá nhiều kẻ tâm thần, đầu bã đậu. Mới rồi là thằng Động bên sở VHTTDL, giờ đến thằng Tuấn, chức tước có vẻ oai hơn nhưng cũng không hơn gì thằng Động. Chưa nói đến ở tầm "vĩ mô" của HN cũng có khối kẻ đầu đặc sệt đất sét.
    Hèn chi HN là một trong những TP yếu kém, bẩn thỉu, nhếch nhác và nhiều kẻ ngu nhất cả nước.

    Trả lờiXóa
  8. Chết cười...
    Tôi cực lực phản đối với câu "chết cười" của người viết bài này.
    Cười được sao, khi tôi đang tủi cực với đói nghèo ở cái làng quê Việt này.
    Thành phần bần cố nông,
    may nhờ cách mạng
    từ cóc nhái nhảy lên làm người.
    Cải cách ruộng đất được chia mảnh ruộng rồi hiến vào hợp tác xã.
    Miếng cơm miếng sắn rồi cũng qua ngày.
    Có cực mà không có tủi vì cả xã hội đều thế thôi.
    Nay thì...
    Thôi không nói nữa...kẻo ứa nước mắt.
    Chỉ hỏi ông viết một câu rằng:
    -Có bao nhiêu người được lợi
    mà cái lợi là quên đi cái đói nghèo
    nhờ xem bắn pháo hoa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Chết cười" nó mang tính đả phá. Nếu "Vui cười", "Cười vui" mới sai.

      Xóa
  9. Tôi xin nhắc lại suy nghĩ của tôi sau khi nghe tên Long nói:
    Tôi cho tên này bị hâm hâm ...Nếu xem bắn pháo hoa mà quên đi cái đó thí mọi người mong:Ngày nào cũng bắn pháo hoa thì quên cái đói,thế là không phải nấu cơm nữa,cũng chẳng phải tiêu tiền nữa,sướng quá nên quên cả đói,quên cả nghèo rồi Long ạ.Chúng bay tha hồ vơ vét tiền của nhân dân nhé.

    Trả lờiXóa