Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

VÌ ĐÂU ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI XUỐNG CẤP THÊ THẢM NHƯ HIỆN NAY?

Vì đâu đạo đức xã hội xuống cấp như hiện nay?
Anh Vũ, thông tín viên RFA
RFA 25.1.2015


Chính phủ vừa đặt mục tiêu đến 2020 ngăn chặn xong và đến năm 2030 đẩy lùi được sự xuống cấp đạo đức xã hội, theo tinh thần Nghị quyết số 33 năm 2014 của Đảng CSVN. Nguyên nhân do đâu đạo đức xã hội đã xuống cấp trầm trọng và đã trở thành vấn đề cấp nhà nước?  


Ở VN trong thời gian qua, sự xuống cấp về đạo đức xã hội đã trở thành vấn đề được dư luận xã hội hết sức quan tâm. 

Thực trạng vấn đề đạo đức xã hội hiện nay 

Chưa bao giờ các hành vi vô nhân tính, vô đạo đức trong các mối quan hệ xã hội, kể cả giữa những người thân trong gia đình lại xuất hiện với một tần xuất dày đặc trên báo chí như hiện nay. 

Đứng trước thực trạng này, Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 33 của Trung ương Đảng. Theo đó, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ ngăn chặn xong và đến năm 2030 sẽ đẩy lùi được sự xuống cấp của đạo đức xã hội.

Đánh giá về thực trang vấn đề đạo đức xã hội ở VN hiện nay, PGS. TS. Sử học Hà Minh Hồng, Trường Đại học KH-XH & Nhân văn thấy rằng, việc xuống cấp đạo đức xã hội là điều có thật. Ông cho biết:
 .
Cái gọi là xuống cấp của đạo đức xã hội là điều có thật và cái dấu hiệu này thậm chí còn được một số người quan trọng hóa cho rằng tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Và người ta đánh động đến các ngành, đặc biệt là ngành giáo dục
PGS. TS. Sử học Hà Minh Hồng
“Cái gọi là xuống cấp của đạo đức xã hội là điều có thật và cái dấu hiệu này thậm chí còn được một số người quan trọng hóa cho rằng tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Và người ta đánh động đến các ngành, đặc biệt là ngành giáo dục, đặc biệt là hệ thống nhà trường, đặc biệt là những người được đào tạo, được giáo dục, tôi cho rằng họ có cơ sở của người ta. Nhưng về phía tôi thì thấy rằng trong thực tế chúng ta có nhiều cái tốt đẹp, nhiều cái thiện, nhiều người tốt, nhiều sự việc thì trên thực tế nó bị chìm nghỉm đi. Còn những cái xấu kia thì nó nổi trội lên như thế.”  

Nhà báo Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó giám đốc Sở VHTT cho biết suy nghĩ của mình, bà nói:  

“Tôi nghĩ một khi đạo đức xã hội xuống cấp thì mình phải thừa nhận nó thôi chứ chối cãi thế nào được. Thế nào là xuống cấp? Tức là: vợ giết chồng, chồng giết vợ, cha mẹ giết con cái, con cái giết cha mẹ chỉ vì không được chia một mảnh đất cho nó công bằng, theo như nhận thức của họ. Theo tôi nghĩ, đạo đức xã hội thế là xuống cấp rồi.” 

Khi được hỏi, phải chăng vấn đề giáo dục là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này?

Không đồng ý với quan niệm đó, bà Nguyễn Thế Thanh chia sẻ: 

“Tôi không tin điều đó đâu, thế cái ông BS. ở phòng mạch Cát tường là cái gì đấy? Ông ấy có là trí thức không? Ông ấy là thạc sĩ y khoa đấy chứ! Cái anh chàng sinh viên chặt tay người ta để cướp có là trí thức không? Trí thức đấy chứ! Cho nên cái việc gây ra tội ác, người có lòng ích kỷ nó không chọn người có bằng cấp hay người không có bằng cấp để nó chen vào. Tôi tin rằng sự tử tế nó có cả ở những người chữ ít, nó có cả ở những người chữ nhiều. Vấn đề ở đây là gì? Là chúng ta dạy họ làm người, đã làm người thì dù giàu hay nghèo, dù là nhiều chữ hay ít chữ, thì là người chỉ được phép làm những điều như thế này thôi!”
Cái việc gây ra tội ác, người có lòng ích kỷ nó không chọn người có bằng cấp hay người không có bằng cấp để nó chen vào. Tôi tin rằng sự tử tế nó có cả ở những người chữ ít, nó có cả ở những người chữ nhiều
Bà Nguyễn Thế Thanh
Nguyên nhân xa gần Trả lời câu hỏi, nguyên nhân do đâu khiến cho đạo đức xã hội ở VN đã xuống cấp tới mức báo động như hiện nay? Khả năng quản lý và thực thi pháp luật của nhà nước hiện nay không đáp ứng nổi là nguyên nhân chính. TS. Kinh tế Nguyễn Hữu Nguyên, cho biết:

“Tôi cho rằng chính cái quản lý và thực thi pháp luật xuống cấp, chứ không phải pháp luật của chúng ta xuống cấp. Nếu chúng ta giở các bộ luật Hình sự hay Hiến pháp của các nước sẽ thấy, bao giờ Hiến pháp cũng hướng tới Chân, Thiện, Mỹ. Không có Hiến pháp nước nào cho phép những cái đó cả. Nhưng mà ở ta nó vẫn diễn ra, thì chứng tỏ bộ máy của cơ quan quản lý để thực thi pháp luật nó đã xuống cấp. Xuống cấp ở cái đó, tôi cứ nói thẳng thắn là xuống cấp ở khả năng quản lý và thực thi pháp luật. ”
 
Đây là hệ quả của nhiều vấn đề, cả ở giáo dục, quản lý nhà nước kể cả về mặt lý luận. TS. Giáo dục Nguyễn Việt Hùng cho hay:
Tôi cho rằng chính cái quản lý và thực thi pháp luật xuống cấp, chứ không phải pháp luật của chúng ta xuống cấp.
TS. Kinh tế Nguyễn Hữu Nguyên
“Trong trường học môn Đạo đức thì biến thành môn Giáo dục công dân, khô khan, công thức và sơ cứng. Tôi còn không hiểu nổi, thì làm sao các cháu thiếu niên nhi đồng họ hiểu được? Trong tổ chức đoàn thể chúng ta thử nhìn lại xem cơ quan nhắc nhở nhau về đạo đức được mấy lần? Đi trễ về sớm triền miên, vi phạm quy định của tổ chức hay có cách sống ích kỷ, vô cảm rất nhiều nhưng ai nhắc nhở? Và cuối cùng là chuẩn thang giá trị về đạo đức thay đổi mà không ai đánh giá, không ai kiểm soát và không ai nhắc nhở. Cho nên, những cái đó nó làm cho sự ích kỷ, vị kỷ của con người trong KT thị trường trở thành bộc phát. Chính do như thế nó trở thành thách thức xã hội.”  

Theo Tạp chí CS, nguyên nhân chủ quan của vấn đề đạo đức xã hội xuống cấp là do:  

“Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ."  

Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các cá nhân, trong điều kiện chưa có nền tảng về đạo đức, pháp luật là nguyên nhân cơ bản nhất, bà Nguyễn Thế Thanh cho biết:
Trong trường học môn Đạo đức thì biến thành môn Giáo dục công dân, khô khan, công thức và sơ cứng. Tôi còn không hiểu nổi, thì làm sao các cháu thiếu niên nhi đồng họ hiểu được?
TS. Giáo dục Nguyễn Việt Hùng
“Vì sao nó xuống cấp thì là vì, khi chúng ta đi vào kinh tế thị trường thì chúng ta phải chấp nhận có sự cạnh tranh, nhưng là sự cạnh tranh lành mạnh, có đạo đức, có pháp luật. Nhưng ta chưa xây dựng đầy đủ cái nền tảng ấy cho nên người ta cứ chăm chăm vào cái cạnh tranh mà thôi. Để có một đồng lương cao hơn, một chỗ làm tốt hơn… thì người ta phải cạnh tranh rất nhiều. Nhưng thay vì cạnh tranh bằng năng lực, bằng chuyên môn thì người ta có thể làm theo cách khác. Đó là có những người đạo đức kém, năng lực thì vừa phải thậm chí kém nhưng vẫn được đưa vào những vị trí quan trọng. Và khi họ vào những vị trí quan trọng ấy thì tự nhiên người ta sẽ hành xử như cái đã đưa người ta lên”  

Nói về vai trò của truyền thông trong vấn đề góp phần chặn đứng sự xuống cấp của đạo đức xã hội, TS. Nguyễn Việt Hùng cho hay:  

“Chúng ta phải tôn vinh người làm nghĩa cử hào hiệp, tốt phải khen, xấu phải chê. Chứ nếu còn không, người ta làm tốt không khen, người vi phạm đạo đức không chê, không lên án thì tất cả mọi người ngang nhau, đồng thau lẫn lộn, Thiện Ác lẫn lộn. Và như thế nó sẽ không tạo thành sức mạnh động lực để người ta tôn vinh cái hay, cái đẹp.”

Đạo đức là tập hợp những quan điểm về thế giới, về cách sống của một xã hội, nhờ đó con người có thể  điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Trong một xã hội có đạo đức chuẩn mực, thì lòng nhân đạo sẽ lan tỏa, ngấm dần dần vào trong tâm hồn, vào hành động của mỗi con người. Như thế, xã hội sẽ dần dần trở nên an bình, ổn định hơn và cái ác sẽ bớt dần đi, lúc ấy cái ác sẽ không còn là điều phổ biến và tràn lan như hiện nay.

6 nhận xét :

  1. Xem đạo đức của đại diện CQ tại vườn hoa Lý Thái Tổ khi các Nhân Sĩ Trí Thức đặt lẵng hoa tưởng niệm các Tử sĩ Hoàng Sa vừ rồi thì đủ biết xã hội lưu manh. Nếu dùng từ đạo đức xuống cấp thì quá nhẹ.

    Dân Nghệ

    Trả lờiXóa
  2. Một dân tộc, một đất nước đã đi lạc đường , không đi theo quy luật phát triển tự nhiên của loài người , thì nó sẽ phá ngang là truyện tất yếu . Cứ xem mọi nghành mọi cấp mọi tầng lớp đều phải sống trong cảnh dối trá để tồn tại , cảnh tham ô hối lộ từ trung ương tới địa phương .Không nói dối thì không làm việc được ,không hối lộ thì không có việc làm ....nghành giáo dục cũng không thể thoát ra khỏi cái tệ nạn ấy . Việt Nam nếu cứ đi con đường cũ ấy thì không có thuốc nào chữa được.

    Trả lờiXóa
  3. Vì họ chỉ gắng dạy cho người dân yêu Đảng, yêu Chủ nghĩa Xã hội
    mà quên đi giáo dục lòng yêu nước và yêu thương đồng bào.
    Họ đặt Đảng của họ cao hơn TỔ QUỐC,
    họ đặt Lãnh tụ của họ cao hơn DÂN TỘC.
    Khi người dân nhận ra giá trị đó là ảo thì điều tất yếu là khủng hoảng niềm tin và không còn gì được coi là thiêng liêng nữa.

    Trả lờiXóa
  4. Đạo đức xuống cấp là đương nhiên khi người ta nhìn vào đâu cũng thấy bất công: con quan thì lại làm quan, con dân giỏi mấy cũng không có cơ hội; những kẻ gian dối đểu giả thì thành đạt, những người tử tế luôn thiệt thòi; các quan mở mồm ra là hô hào “yêu nước thương dân” nhưng biệt thự nguy nga tráng lệ, còn dân thì…kệ xác dân! (có mà trẻ hết trúc núi Nam cũng không ghi hết được những bất công đầy rẫy trong xã hội này).

    Trả lờiXóa
  5. Tôi xin các vị đừng tranh luận lòng vồng ở đâu đâu ấy .Sao cứ phải tìm nguyên nhân ở đâu xa sôi làm gì .Này nhé ,tôi ở Hải phòng thây lực lượng CA chức năng chính của họ là giữ gìn trât tự AN ,hướng dẫn trật tự giao thông đô thị ,thế mà các lực lượng này phối hợp với nhau (Áo vàng kết hợp áo xanh ).Suốt ngày làm anh hùng núp tại các ngã 3 ngã tư trong khắp thành phố rình dập chặn bắt người dân để vòi tiền .Người dân chúng tôi sông trong một xã hội mà chịu cảng cá lớn nuốt cá bé, kẻ nắm quyền hành tha hồ lợi dụng để bóp cổ dân ,đi đến cơ quan nào của chính quyền cũng bị vòi vĩnh phải hối lộ đút lót .Tôi tin một cách tuyệt đối rằng kể cả ông tổng bí thư, ông thủ tướng ,ông chủ tịch nước hoặc bất kỳ ai ,cứ sống cuộc sống của người bình dân thì cũng phải xuống cấp đạo đức .cả cái xã hội bình dân này bị chèn ép, bị cướp bóc , mà không xuống cấp đạo đức thì mới là lạ

    Trả lờiXóa
  6. Nguyên Nhân quá rõ, học sinh còn kể ra đầy trang giấy. Thế mà các quan cứ vòng vo, vớ vẩn rồi lại ra nghị quyết, nghị đánh trống bỏ dùi lại vũ như cẩn... Chán nản vô cùng.

    Trả lờiXóa