Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

UBND TỈNH THÁI BÌNH VÀ BỘ VH CHỊU BÓ TAY TRƯỚC 1 CHỦ LÒ GẠCH?


TIẾNG KÊU CỨU CỦA DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA TẠI LÀNG MẼ - THỊ TRẤN HƯNG NHÂN - HƯNG HÀ,THÁI BÌNH BỊ LẤN CHIẾM....

Đặng Hùng (Hội viên Hội Sử học VN)

Đây là toàn cảnh đền thờ ba vị vua Lê và hoàng hậu tại làng Mẽ xưa (nay thuộc thị trấn Hưng Nhân huyện Hưng Hà Thái Bình). Nơi này thờ phụng ba vị vua Triều Lê: 1. Vua Lê Chiêu Tông (húy là Y -(Ý)- sinh ngày 10 tháng 4 năm Đoan Khánh thứ 2 (1506) "vua là cháu 4 đời của vua Lê Thánh Tông - cháu đích tôn của Kiến Vương Tân - con trưởng của Cẩm Giàng Vương...2. Vua Cung Hoàng Đế :" vua húy là Xuân, lại húy là Khánh cháu 4 đời cua vua Lê Thánh Tông, cháu của Kiến Vương Tân con thứ 3 của cẩm giàng vương Lê Sùng - bị Mạc Đăng Dung giết mộ chôn ở :"lăng Hoa Dương (nằm trong địa phận xã Mỹ Xá - tổng Đặng Xá) huyện Ngự Thiên (Đại Việt Sử Kí Toàn Thư). 3. Vị vua thứ 3 Lê Trang Tông :"vua húy là Ninh, lại húy là Hiến ... vua là con của vua Lê Chiêu Tông cháu xa của Lê Thánh Tông. Cả ba vị này đều sinh ở làng Mỹ Xã (Thuần Mỹ Điện) - nay là làng Mỹ Xá thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà .Thái Bình 


Đền được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2012-; nhưng đến 29/3/2015 (mồng 9/2 Ất Mùi) làng mới tổ chức đón bằng di tích. Một trong những nguyên nhân của việc chậm đón bằng đó là dân làng bức xúc trước việc một xí nghiệp sản xuất gạch đã lấn vào khu vực diện tích đất của đền thờ các vị vua Lê. 

Dân làng đã kiến nghị nhiều lần, UBND thị trấn Hưng Nhân, UBND huyện Hưng Hà đã kiến nghị với UBND tỉnh Thái Bình. Được biết tỉnh đã có Ý KIẾN đề nghị xí nghiệp gạch di chuyển trong năm 2014... Nhưng có lẽ công văn tỉnh gửi đi chỉ như đánh trống bỏ dùi vì đến nay doanh nghiệp gạch này không những không rút đi mà còn xếp gạch lấn cả vào sân và khu đất thuộc diện tích trước cửa và xung quanh đền. Một dấu hỏi đặt ra chẳng nhẽ công văn của UBND tỉnh Thái Bình không có hiệu lực hay vì một lý do nào đó mà doanh nghiệp sản xuất gạch này chưa chịu di chuyển. 

Trong ngày lễ hội một số người dân đi dự hội sáng nay rất bức xúc trước cảnh một di tích cấp quốc gia mà UBND tỉnh Thái Bình lại để cho cơ sở sản xuất gạch vẫn hoạt động. Có những người dân trong hội (không rõ là người dân trong làng hay người ở vùng lân cận tới dự hội) nói không chỉ ở trong sân hội mà còn ở phía ngoài cổng đền : chắc có vấn đề gì... rồi đây nên.........
 
Chạnh nghĩ: một di tích cấp quốc gia thờ các vị vua Lê mà lại để như thế này (việc sản xuất gạch ở đây đã kéo dài hàng chục năm nay - ngay cả khi làm hồ sơ duyệt di tích cấp quốc gia-cơ sở sản xuất gạch này vẫn hoạt động) - vậy mà Bộ Văn hóa vẫn ra quyết định công nhận là di tích cấp quốc gia được thì không hiểu thanh tra của Bộ Văn hóa, thanh tra Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Thái Bình có biết việc này không?nếu biết thì vì sao lại làm ngơ, vẫn cố tình công nhận là di tích cấp quốc gia trong khi trước và sau khu di tích đã bị biến thành nơi xếp gạch ,sát phía sau đền là nơi sản xuất của 1 xí nghiệp gạch đang sản xuất gạch .... 

Đấy là chưa nói tới việc xí nghiệp gạch này đã gây ô nhiễm nghiêm trọng bởi những ống khói của các lò gạch không thể không nói rằng không ô nhiễm môi trường, không gây tổn hại tới sức khỏe của nhân dân trong vùng? và càng không thể không ảnh hưởng tới việc sản xuất cây cối hoa màu của nhân dân ở trong khu vực có xí nghiệp gạch hoạt động. 

Đấy là chưa nói tới việc ảnh hướng tới dòng chảy của con sông nằm sát lò gạch. 

Rất mong các bạn làm báo hãy lưu tâm tới vấn đề này và góp phần bảo vệ một di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia mới được công nhận tại tỉnh Thái Bình. Hi vọng chỉ có áp lực của dư luận thì mới có thể trả lại được phần mặt bằng của khu di tích đền thờ các vua Lê tại làng Mẽ - thị trấn Hưng Nhân huyện Hưng Hà, Thái Bình .. 

Rất mong các cơ quan văn hóa Trung ương và địa phương cần tích cực vào cuộc kiến nghị với tỉnh Thái Bình cho di chuyển xí nghiệp gạch đi nơi khác, trả lại ngay sự thanh tịnh cho một di tích lịch sử linh thiêng. 

(Viết theo đề nghị của những người dân mà tôi được gặp trong ngày lễ hội 
và những người yêu thích ,bảo vệ di tích lịch sử quê hương)...

Những tấm ảnh mới chụp sáng nay, sau khi lễ hội nghỉ trưa... (12h ngày 29/3/2015).











 

1 nhận xét :

  1. Lò gạch này rất khoát là có cổ phần của các quan huyện , tỉnh hoặc của người nhà các quan có chức quyền, không thì cũng được các quan bảo kê

    Trả lờiXóa