Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

NHỮNG NGƯỜI BIÊN TẬP "NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM" NÓI GÌ?

BBC Tiếng Việt đăng tải cách đây cũng đã 10 năm:
(09 Tháng 10 2005 - Cập nhật 14h56 GMT)
Không 'xuyên tạc' NK Đặng Thùy Trâm
 

Nguyễn Hùng
.
Một trong những người tham gia biên tập cuốn 'Nhật Ký Đặng Thùy Trâm' đã nói với BBC ông không tin rằng cuốn nhật ký bị thêm bớt tới mức có thể coi là 'xuyên tạc'.

Trong thời gian gần đây đã xuất hiện những bài báo và những tranh luận trên mạng internet về một số điều được gọi là 'khác biệt' giữa bản gốc hiện đang giữ tại Texas Hoa Kỳ và bản in của Việt Nam.

Ông Vương Trí Nhàn nói mặc dù ông chỉ tham gia ở khâu cuối cùng và về mặt kỹ thuật nhiều hơn nội dung, nhưng ông nói ông tin rằng công việc biên tập cuốn sách chỉ làm cho nó dễ đọc hơn.

Ông Nhàn nói rằng bà Đặng Kim Trâm, em út của bà Đặng Thùy Trâm là người chủ biên, quyết định nội dung phần ra mắt công chúng.

Ông nói với BBC rằng bà Kim Trâm khẳng định bà ''dám chịu trách nhiệm và không sợ thách thức của dư luận.''

Bà Đặng Kim Trâm, người làm việc cho một công ty Hoa Kỳ ở Việt Nam và đóng vai trò phiên dịch, phát ngôn viên cho gia đình hiện đang cùng mẹ, bà Doãn Ngọc Trâm và hai người em gái khác của bà Đặng Thùy Trâm ở thăm Hoa Kỳ.


Công tác biên tập

Ông Vương Trí Nhàn nói rằng có một số điểm đang gây tranh luận là do sơ suất của nhóm biên tập.

Một ví dụ là trang nhật ký dùng làm bìa sách lại không được đưa vào trong sách.

Ông cũng nói đáng ra ban biên tập phải thông báo nguyên tắc biên tập cuốn sách để tránh những thắc mắc của độc giả.

Trong những nguyên tắc ấy có việc ghép các đoạn nhật ký vào với nhau.

Một ví dụ ông đưa ra là phần thơ của Hoàng Văn Thụ ở phần trong đã được kéo ra những trang đầu.

Ông nói rằng sẽ là 'không tôn trọng độc giả' nếu không biên tập cuốn nhật ký vì nó sẽ kèm theo những lỗi chính tả, những câu viết có thể không rõ nghĩa hoặc sách sẽ quá dày và tốn thời gian của người đọc.

Tuy nhiên ông khẳng định: ''Chúng tôi không làm lệch, sai lạc tư tưởng chính, không có gì xuyên tạc, làm méo mó nhật ký.''

''Một câu quan trọng trong nhật ký cũng không được để mất.''

Ông nói bà Đặng Kim Trâm và gia đình biết rằng bản gốc vẫn ở Hoa Kỳ khi họ quyết định xuất bản cuốn nhật ký.

Ông cũng nói thêm cả bản gốc và bản mới xuất bản đều đã có trên mạng và người đọc sẽ là những người có kết luận cuối cùng.

Đài BBC cũng đang liên hệ với bà Đặng Kim Trâm để hy vọng có thể biết thêm về những suy nghĩ của bà khi quyết định xuất bản nhật ký của chị mình như thế nào.

Chuyến thăm nước Mỹ

Chủ biên cuốn sách Đặng Kim Trâm cùng mẹ và hai chị gái đang có chuyến thăm Hoa Kỳ trong đó họ gặp gia đình người lính Mỹ đã giữ và trao trả cuốn nhật ký, Fred Whitehurst.

Bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ của bác sỹ Đặng Thùy Trâm cũng đã tới Texas Tech University nơi có thư viện khổng lồ các tư liệu chiến tranh Việt Nam trong đó có cuốn nhật ký của bác sỹ Đặng Thùy Trâm.

Chuyến thăm của bà Trâm đã khiến cho cuốn nhật ký có được sự chú ý của truyền thông Phương Tây với một loạt các tờ báo đăng tải tin về chuyến thăm và về cuốn nhật ký nay đã trở thành sách 'bán chạy nhất' ở Việt Nam.

Phóng viên Betsy Blaney của hãng thông tấn Hoa Kỳ Associated Press đã viết:

''Bà Doãn Ngọc Trâm 82 tuổi quỳ xuống và khóc khi lần đầu tiên bà cầm những gì còn lại trong cuộc đời con bà: hai cuốn nhật ký viết trước khi cô bị giết trong chiến tranh Việt Nam.

''Với đôi tay run rẩy, mẹ của bác sỹ phẫu thuật Bắc Việt Đặng Thùy Trâm ấp một cuốn nhật ký lên trái tim bà.

''Ba người con gái khác đứng đằng sau, nhẹ nhàng vuốt tóc mẹ trong lúc gạt đi những hàng nước mắt.''

Phóng viên Blaney cũng trích lời em gái thứ ba của bác sỹ Trâm, bà Đặng Hiền Trâm nói rằng cuốn nhật ký là 'câu chuyện rất thiêng liêng'.

''Đây là linh hồn của chị tôi, tâm hồn của chị tôi.''
Nguồn: BBC Việt ngữ

11 nhận xét :

  1. Ông Vương Trí Nhàn cũng dúng tay vào những thứ này ư ? Quan niệm văn chương, văn học của ông zư lào hả ông nhà văn ? Tôi phải nghĩ về ông zư lào để cho nó phải lẽ với cái ông có ? Như chính ông ?

    Trả lờiXóa
  2. Ông Vương Trí Nhàn hình như cũng là thành viên Hội nhà văn của đảng?

    Trả lờiXóa
  3. Bao lâu tôi nghĩ Vương Trí Nhàn khác
    Giờ thì coi như ông đã chết rồi!

    Trả lờiXóa
  4. Tôi không đồng ý với ý kiến của ông Nhàn là phải sửa lỗi chính tả và coi đó là tôn trọng độc giả. Độc giả muốn biết chính cô Trâm đã viết những gì và viết như thế nào. Ví dụ có chỗ nào đó sai chính tả hoặc lộn xộn thì đã sao? Đó chẳng phải phản ánh con người thật, hoàn cảnh thật của tác giả ư?
    Đánh máy lại để in thành sách cho dễ đọc thì OK. Còn lại thì nên giữ nguyên. Không ai nên cho mình cái quyền viết lại nhật ký của người khác.

    Trả lờiXóa
  5. Đã gọi là "nhật ký" của một ai đó thì có nghĩa, đó là những suy nghĩ rất riêng tư, thầm kín và chân thật của người đó, không ai có quyền và được phép thêm bớt, làm biến dạng, sai lệch đi những suy nghĩ của chủ nhân nhằm mục đích tuyên truyền. Thậm chí làm như vậy còn vi phạm bản quyền nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng. Ngay cả người thân cũng không có quyền thêm bớt.

      Xóa
  6. Lại thêm một người tự cho mình cái quyền "sửa sai" tư tưởng của người khác, cũng giống như một thằng cha nào đó đã dám sửa cả Truyện Kiều của Nguyễn Du. Dùng tư tưởng của mình để áp đặt cho người khác là không có lòng tự trọng.

    Trả lờiXóa
  7. Vấn đề nhật ký bị chỉnh sửa bởi người khác sau khi tác giả qua đời không có gì mới. Cuốn nhật ký có thể nói là nổi tiếng nhất thế giới của cô bé Do Thái Anne Frank là một ví dụ. Người “biên tập” chính là cha của cô. Ông bỏ đi nhiều trang trong đó Anne Frank nói về tính dục, mô tả cơ thể mình và việc dậy thì, cũng như những nhận xét không hay về người khác (trong đó có cả ông). Ông làm thế không phải vì lý do tuyên truyền chính trị mà phần lớn là do tiêu chuẩn đạo đức lúc đó (năm 1948) khó chấp nhận văn chương tính dục, nhất là lại được viết bởi một cô gái mới 14 tuổi. Công bằng mà nói thì Anne Frank (cũng như Thuỳ Trâm) viết cho riêng mình, không thể ngờ (và chắc không muốn) có ngày nó sẽ được xuất bản. Tôi đoán em gái cô Thùy Trâm cũng làm giống người cha của Anne Frank, chỉ muốn xuất bản những gì mà mình cho là hay, giấu đi những đoạn mình cho là dở. Có điều tình cờ nó hợp với lợi ích của bộ máy tuyên truyền đang lợi dụng tối đa bi kịch cá nhân của cô Thuỳ Trâm để kêu gọi thanh niên ngày nay tiếp tục trung thành và hi sinh cho chế độ.
    Nhật ký Anne Frank ngày nay đã được xuất bản không cắt xén. Nhiều người (nhất là người Do Thái) đã từng muốn “phong thánh” cho cô, tôn cô lên thành thiên thần không tì vết. Sự thực thì cô chỉ là một nạn nhân đáng thương của Đức quốc xã, một cô gái với bao khát vọng bình thường như các cô gái khác, nhưng có tài văn chương.
    Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn lẽ ra nên dùng câu chuyện Anne Frank để khuyên cô em Thùy Trâm từ bỏ ý định sửa đổi nhật ký của chị mình vì bất kì lý do nào. Nhất là đừng để nó bị lợi dụng vào mục đích chính trị.

    Nguồn: http://www.independent.co.uk/news/the-things-that-anne-was-really-frank-about-1359567.html

    Trả lờiXóa
  8. Vương ,tướng cũng cần có cái mà nhét vào bụng huống chi là Vương Trí Nhàn.

    Trả lờiXóa
  9. Ở một đất nước "chỉ có sự giả dối là thật" thì bạn đòi hỏi gì ở họ???

    Trả lờiXóa
  10. Nguyên việc xuất bản nhật kí của bất kì ai mà chưa được sự đồng ý của chính người
    ghi nhật ký cũng đã vi phạm vào quyền riêng tư của người khác rồi , Theo luật pháp
    là phạm luật rồi còn gì ? Dù có là bố mẹ đẻ cũng không có quyền nếu đúng như luật
    pháp quy định . Đây lại vừa sửa chữa vừa xb như vậy 2 lần sai còn gì ?Thôi thì ở nước mình có cái gì làm đúng với luật đâu ? Cho qua đi .

    Trả lờiXóa