Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Ngô Xuân Phúc: TÔI SẼ THEO ĐẾN CÙNG ĐỂ ĐÒI QUYỀN TÁC GIẢ !

Vụ nhận (xằng bài) thơ nổi tiếng:
"Tôi sẽ theo đến cùng để đòi quyền tác giả'


Việt Hương
Tiền Phong
13:08 ngày 07 tháng 10 năm 2015

TP - Đấy là khẳng định của anh Ngô Xuân Phúc sống tại phường Quán Bàu (TP Vinh - Nghệ An) khi trao đổi với Tiền Phong về bài thơ “Tổ quốc gọi tên” - bài thơ đang gắn với tên tuổi của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai mà gần đây anh Phúc cho rằng chính anh mới thực sự là tác giả.

.
 
Ngô Xuân Phúc - người nhận là tác giả bài thơ “Tổ quốc gọi tên”.

Một sự “hồi tưởng” kỳ lạ?

“Bài thơ Tổ quốc gọi tên”, tôi viết tay năm 2008 trên một cuốn vở có bìa màu vàng tại đơn vị cũ, sau đó mang đi đánh máy và tiếp tục được chia sẻ trên blog google, trang mạng My Space, và những người bạn của tôi”, anh Ngô Xuân Phúc nói với phóng viên Tiền Phong.


Sở dĩ đã nhiều năm liền trôi qua Ngô Xuân Phúc không nhớ gì đến tác phẩm thơ Tổ quốc gọi tên là vì anh đã “quên”, mãi đến năm 2013 mới “hồi tưởng” lại. “Năm 2013 trong một lần dọn dẹp nhà cửa, tìm thấy cuốn sổ thời sinh viên có mấy bài thơ khá hay, lật lại đọc và một đêm thức trắng tôi hồi tưởng lại được mấy chục bài thơ tôi đã viết, trong đó có bài Tổ quốc gọi tên. Tôi không thể lý giải được vấn đề này, chỉ là nhớ lại hết mà thôi”, Ngô Xuân Phúc nói.

Ngô Xuân Phúc khẳng định “khi viết bài thơ Tổ quốc gọi tên tôi đang là giáo viên dạy văn học trong quân đội. Bài thơ ra đời trong tâm trạng tôi vừa được nghe xong tin tức thời sự nội bộ trong ngành quân đội về tình hình biển Đông - một cảm xúc của lần đầu tiên về thói quen nghe tin tức thời sự mà thời sinh viên chưa bao giờ có.

Cảm xúc đó cộng với việc đã từng biết đến những vụ tai nạn tàu cá ngoài biển của ngư dân Việt Nam quá thương tâm nên tôi sáng tác bài thơ Tổ quốc gọi tên - trọng tâm bài thơ này là phần biển đảo thiêng liêng đang bị giặc đe dọa trở thành hình tượng trung tâm”.

Ngô Xuân Phúc nói: “một sự hồi tưởng kỳ lạ đến với tôi mà chính tôi cũng không lý giải được. Bài này là một trong số rất ít bài thơ mà trước khi viết tôi có vạch sẵn ý định, nội dung, mục đích; đồng thời, xem xét rất kỹ, tự cân nhắc xem những bài thơ cùng chủ đề ở những giai đoạn trước đó (chủ yếu là những bài trong sách giáo khoa phổ thông trung học) để xem ở những bài thơ thành công đó tác giả đã xây dựng hình tượng đất nước như thế nào, những yếu tố, hình ảnh nào được sử dụng… rồi mới bắt tay vào viết”.

Sẽ viết thư ngỏ

Khi nói về sự phản biện của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai gửi cho báo chí, Ngô Xuân Phúc cho rằng “mỗi người có một lý lẽ, ai cũng tự bảo vệ mình, chị Quế Mai trong trường hợp hiện tại cũng phải bảo vệ mình. Tất cả quan điểm hay lập luận của chị ấy đều phải bảo vệ mình trước tiên. Chưa nói đúng sai, chưa khẳng định, tôi khẳng định là của tôi nhưng công luận nói chung cũng chưa khẳng định được của ai hoặc nghiêng về chị Quế Mai chẳng hạn.

Tôi không bình luận về ý kiến của chị Mai, tôi hoàn toàn tôn trọng ý kiến của chị ấy, tôi không thể bác bỏ ý kiến của chị ấy được khi tôi nói một đằng và chị ấy có ý kiến khác. Đây là đang tự nói, chưa phải sự đối thoại vì vậy tôi không bình luận bất cứ điều gì về chia sẻ của chị Quế Mai”.

Gặp Ngô Xuân Phúc trong một tâm trạng buồn bã vì người anh trai vừa bị tai nạn đuối nước, vừa phải đón nhận một luồng ý kiến trái chiều vì cho rằng Phúc đang ảo tưởng, sức khỏe không bình thường khiến Phúc gầy hẳn và hốc hác. Tuy nhiên, Phúc nghẹn ngào: “Cái tâm của người cầm bút, tôi quyết đòi lại tác phẩm của chính mình mặc dù “tay không đòi thơ”.

Tôi sẵn sàng đón nhận và chờ đợi sự phán xét cuối cùng. Nếu chị Quế Mai muốn thưa kiện, tôi hoàn toàn tôn trọng và theo chị ấy đến cùng…”. Và Phúc nói rằng, “Cộng đồng đang lên tiếng nhưng tôi lại im lặng vì đang có chuyện buồn của gia đình. Sau khi lo xong xuôi chuyện gia đình tôi sẽ viết thư ngỏ nói lên hết những gì tôi đang nghĩ và mong muốn được sự chia sẻ thực lòng của mọi người”.

“Như vậy câu chuyện về bài thơ này chỉ còn trông chờ vào bản viết tay bị thất lạc đâu đó; vào việc tìm được chú nhà thơ đã vào đọc và khen thơ tôi hay và sự công nhận về những nội dung tôi nói với người bạn Trịnh Thông Thiện. Và cuối cùng là sự thừa nhận của chị Quế Mai”, Xuân Phúc nói.
.
Bài thơ Tổ quốc gọi tên từ lúc được công bố năm 2011 đến nay với tên tác giả là Nguyễn Phan Quế Mai. Đột nhiên ngày 28/9 vừa qua trên mạng xã hội Facebook có một người tên Ngô Xuân Phúc lên tiếng tự nhận là tác giả của bài thơ trên…

24 nhận xét :

  1. "Gọi tên Tổ quốc" nghe thuyết phục hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác này giống hệt bác dưới đây, không hiểu thơ mà cũng không hiểu tư tưởng của thơ. Người ta nói là Tổ quốc gọi tên khi đang trong lức nước sôi lửa bỏng thế này thì Tổ quốc đặt lên vai những người con của mình xứ mệnh phải xuống đường, tham gia đấu tranh để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; thế bác muốn gọi tên Tổ quốc để xin cái chức gì?

      Xóa
    2. Nặc danh 09:32 đừng nói móc. Không tốt chút nào kiểu nói đó. VD: tôi kêu "Việt Nam tôi ơi!", là để xin xỏ à? Hay bạn chuyên chạy chức? Tôi nghĩ vào blog này nên ăn nói có văn hóa.
      (ND 18:33)

      Xóa
  2. Bạn Ngô Xuân Phúc thân mến...Tôi tâm đắc và nhớ mãi bộ phim hoạt hình "CÓC KIỆN TRÊ" của hãng phim hoạt hình Việt Nam.
    Nội dung tóm tắt: Cóc đẻ trứng dưới nước, nòng nọc nở ra giống trê con.
    Mẹ trê nhận nhầm là con mình...Cóc tức giân vì chính con mình đẻ ra bị trê cướp mất...Ngọc Hoàng làm quan xử kiện cũng bó tay không thể xác định được trong lũ nòng nọc và trê con đâu là con trê và đâu là con cóc...Thời gian đã chứng minh. nòng nọc trưởng thành đã đứt đuôi lên bờ thành cóc, trê con lớn lên thành trê lớn không thể mọc chân và vẫn còn đuôi..
    Bạn hãy kiên trì mục tiêu đòi công lý.
    Thơi gian sẽ minh chững cho ban.

    Trả lờiXóa
  3. Mong các bạn bè anh Phúc đã được đọc bài thơ lên tiếng bảo vệ cho anh, không phải cậy có bằng cấp mà vừa ăn cắp vừa la làng.

    Trả lờiXóa
  4. - Có thể Tổ quốc đã gọi tôi, nhưng TV, đài báo, "loa phường" không phát, làm sao tôi biết?

    Trả lờiXóa
  5. Muốn biết ai là tác giả chỉ cần yêu cầu chị Quế Mai chép lại bài thơ lên khăn giấy của hãng hàng không chị ta đã đi.

    Trả lờiXóa
  6. Trông mặt anh Phúc đần thối thế này thì cãi làm sao được...vụ này! Những người có nghề và lương chi hãy giúp anh ta. Tôi tin chân lý nằm ở chỗ anh này lắm bà con ạ. Chứ tôi không tin chị Quế Mai ở "trên trời" mà tức hứng "dưới biển" thế này đâu; xem lòng yêu nước của chị ấy thể hiện trong ngót trăm bài thơ mới xuất bản thế nào!!!

    Trả lờiXóa
  7. Chứng cứ !!! Còn lại ai nói gì cũng được . Mong bạn Phúc đưa chứng cứ để khẳng định . Nếu chưa thì tôi cũng nghe như cá tháng tư mà thôi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thể là mười mươi bà kia đạo thơ của Phúc rồi nhưng mà không có chứng cứ thì đúng là...ăn thịt được nhau. Xã hội bây giờ loạn hết rồi. Nhưng năm tháng sẽ cho người ta thấy hết ấy mà. Chỉ lo cho chị kia, khi đất nước qua cái thời loạn này, anh Phúc tìm được đầy đủ bằng chứng thì có lẽ khuyên chị ấy không về nước nữa thì tốt hơn,

      Xóa
  8. Thời này là thời nào rồi mà còn lo không tìm ra bằng chứng, nhất lại là bài thơ đã được lên mạng từ trước năm 2011? Tôi không lo lắng gì cho anh Phúc, tôi nghĩ anh Phúc cũng chẳng có gì phải lo lắng, vì anh Phúc chẳng mất gì trong chuyện này. Nhưng tôi lo, rất lo, vô cùng lo lắng cho chị Mai. Bởi vì, nếu như chị "đạo" bài thơ này, thì coi như sự nghiệp văn chương của chi chấm hết. Chị phải "tử thủ", chị ạ. "Gọi tên... hay là chết!". Cô Kiều Trinh có ăn cắp vặt thôi, mà mỗi lần xuất hiện trên TV, thì không ít người tắt TV. Đã bao lâu rồi mà lần nào cũng tắt. Đơn giản vì nhìn mặt thấy ghét. Tôi nghĩ, đồ dại rằng, nếu chị đã trót, thì tốt nhất là thành khẩn khai ra, rồi chọn nghề khác mà làm. Cái nghề văn chương này nó bạc lắm, mà nó cũng oan nghiệt lắm, thân gái sao chịu nổi.

    Trả lờiXóa
  9. Ồn ào, cái vụ "đạo thơ"
    Đạo ai? Ai đạo? Án ngờ lòa mây
    Của Mai, hay của Phúc đây?
    Hai "tư tưởng lớn" chỗ này gặp nhau?

    Trả lờiXóa
  10. Những ai hiểu biết về thơ đều cảm nhận bài thơ của anh Ngô xuân Phúc, không cần bằng chứng. Cô nhà thơ kia không có tâm thế làm được bài này. Ra toà cô có thể thắng nhưng trong lòng người yêu thơ thì cô thua rồi.

    Trả lờiXóa
  11. Một bài thơ hay đã post lên Blog từ năm 2008, thế nào chẳng có ai đó coppy về trang của mình, hoặc có người đã in ra.
    Tai mắt nhân dân rất thính và tinh tường, công tâm và trung thực.
    Thế nào cũng có người còn lưu giữ bản gốc bài thơ Tổ quốc gọi tên của TG Ngô Xuân Phúc.
    Hãy chờ đến lúc đó mọi việc sẽ sáng tỏ...

    Trả lờiXóa
  12. Nghe nói bác Hữu Thỉnh cũng "mượn" (mượn không xin phép, mượn chui, nghe nó nhẹ nhàng đoàn kết hơn là đạo, là trộm cắp) thơ của nước ngoài, mà nay vẫn được công nhận, lại còn dạy trong nhà trường, thì chuyện cô Mai "mượn" thơ của anh Phúc cũng là thường tình. Ai bảo anh không đăng ký bản quyền, anh đẻ con ra anh không khai sinh cho nó, để nó lang thang, cơ nhỡ, đến mặt nó còn chẳng nhớ, có người nhặt về nuôi nấng, phổng phao, nay anh lại đòi là sao? Thôi cứ để nó sống như vậy, lại hay. Mà nói thực, bài này cũng chẳng có hay ho gì lắm đâu, chỉ là lắp ghép những câu khẩu hiệu, những câu văn báo chí tuyên truyền, nói theo cách mới, có âm nhạc phụ họa, lại động vào chỗ nhạy cảm, nên được nhiều người thấy lâng lâng. Thế thôi. Nó cũng na ná như bài "Năm qua thắng lợi vẻ vang, năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to, vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mĩ cút đánh cho ngụy nhào, tiến lên chiến sĩ đồng bào, Băc Nam xum họp xuân nào vui hơn". Thơ tổ hưu. Nhiều người chê Huyền Thư sao lại khuyên anh quên chuyện này đi. Tôi cũng khuyên anh quên chuyện này đi. Không phải vì anh không có chứng lý, mà vì có đòi nó cũng chẳng để làm gì, có khi lại tội cho nó. Thôi thì cứ hư hư thực thực như vậy lại hay. Kiện tụng chuyện "mượn" thơ của bọn mày râu đã khó, dây với đàn bà còn ghê răng hơn. Nhất là anh lại có thể đẩy họ vào chỗ "chết". Anh cứ để mọi người nghĩ đó là thơ của anh bị "mượn", còn hơn là đòi về, anh ạ. Cứ để cô Mai nuôi đứa con ấy, mà ai cũng bảo nó giống anh, có sướng không? Đừng dồn cô ấy vào đường cùng, nói dại, ngộ nhỡ cô ấy quẫn chí, thì sao? Làm đàn ông, anh cũng nên thể tất. Cánh đàn ông mình vẫn tặng con cho cánh đàn bà là thường. Thời hạn ra tối hậu thư cũng sắp đến, tôi khuyên anh nên viết một bức thư cảm động, gửi cho cô Mai, nói rằng như thế, như thế..., rằng thấy đứa con đẹp đẽ ấy lại nhớ tới đứa con của anh cũng giống như thế, như thế,... thôi thì nay anh hiến tặng cho cô, mong cô chăm sóc nó chu đáo như thế, như thế... Mà từ nay, dù cô Mai bảo cô ấy đẻ ra nó, nhưng ai không bảo anh là bố nó? Sao phải kiện nhau, cãi nhau. Con anh thì nó vẫn là con anh, mà lại được thêm cô mẹ nuôi, có phải bở không? Với đàn bà, mình cứ lấy cái sự yêu thương nhường nhịn làm đầu, thế nào họ cũng đền đáp xứng đáng, anh ạ.

    Trả lờiXóa
  13. lĩnh nam chích quáilúc 10:30 9 tháng 10, 2015

    Bóc trần ra bài thơ cũng chẳng phải quí báu gì ! Bây giờ hai bên chắc chỉ còn lại là tự ái thôi !

    Trả lờiXóa
  14. Anh Phúc có đòi lại được thì cũng để làm gì? để bạn bè ca tụng, báo chí tán dương hay để đòi nhuận bút? tất cả đều là phù du hết.
    Nếu quả thực đó là bài thơ anh viết thì anh thấy vui đi vì nó đã đến được với công chúng, được phổ nhạc và nó ý nghĩa trong giai đoạn lịch sử này, thế là vui rồi. Sao lại quan trọng cái việc đòi lại tên nhỉ? cũng là háo danh mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nghĩ anh Phúc không phải kẻ háo danh, thích được ca tụng tán dương, nếu thế anh đã giữ gìn cẩn thận bài thơ, phân tán cho bạn bè, không để bị thất lạc như bây giờ. Anh Phúc làm thơ vì yêu thơ, vì tâm trạng thôi thúc nên sau khi chia sẻ trên mạng rồi quên. Ta có ở vào địa vị người bị ăn cắp lại bị chính kẻ ăn cắp túm lấy tay vu cho mình ăn cắp mới thông cảm cho anh Ngô xuân Phúc. Chúc anh tìm lại được bài thơ.để bảo vệ danh dự của một người từng là Thượng úy quân đội, là thầy giáo dậy văn.

      Xóa
  15. Anh Phúc hãy vững lòng bảo vệ danh dự của chính mình, một cựu sĩ quan quan đội, còn rất nhiều người yêu công lý, yêu thơ ủng hộ anh, không để cho kẻ đã ăn cắp còn nỏ mồm lu loa khắp nơi, doạ dẫm kiện tụng, thái độ rất vô văn hoá.

    Trả lờiXóa
  16. Bọn giặc Tầu đểu cáng ăn cắp đất đai của Việt Nam bằng cách lấn chiếm biển đảo, lại lu loa rằng sở hữu của chúng, người dân VN yêu nước có tự trọng phải biết lên tiếng đòi chúng trả lại, đấy là của cải của cha ông là danh dự của đất nước, nếu ta hèn hạ dĩ hoà vi quý thì mất đất nhục nhã mà thằng ăn cướp nó khinh cho. Trường hợp đạo Văn này cũng vậy, anh Phúc cần làm sáng tỏ: Tình yêu Tổ Quốc thể hiện trong bài thơ là của anh, một cựu quân nhân, anh không cần nhận xằng của ai.

    Trả lờiXóa
  17. Một chuyện ăn cắp vô liêm sỉ, một kẻ giầu có còn đi bòn mót của người nghèo nhận là của mình rồi mồm năm miệng mười rằng bị "xúc phạm đến danh dự nghề nghiệp của tôi, xúc phạm đến danh dự cá nhân tôi, và xúc phạm đến tình yêu thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tôi dành cho Tổ quốc Việt Nam”, thật xấu hổ cho một kẻ cầm bút, ngôn từ là của kẻ ăn cắp chuyên nghiệp. Dư luận không lên tiếng bảo vệ chuyện này, để cái bất công thắng thế thì thật xấu hổ cho dân trí người VN.

    Trả lờiXóa
  18. Thôi anh Phúc ạ ! Đến gà vịt, dê, bò, nhím, thỏ ... cấp cho hộ nghèo còn đi nhầm, nhà, đất còn đi nhầm chủ, phong danh hiệu còn đi nhầm người thì ả cầm nhầm bài thơ của anh đã ăn thua gì ?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi là thôi thế nào bác? thôi lần sau mụ này được thể sẽ lại ăn cắp tùm lum lại nỏ mồm bảo người ta lấy của mụ đấy bác ạ.
      Ủng hộ NXP "Theo đến cùng"!!!.

      Xóa