Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

CHỦ TỊCH AN GIANG HUY ĐỘNG 16 CƠ QUAN "ĐÁNH" 3 NGƯỜI DÂN

Ông Vương Bình Thạnh - Chủ tịch tỉnh An Giang
.
Chủ tịch tỉnh An Giang đã huy động 16 cơ quan 
“đánh” 3 người dân chê ông “kênh kiệu”!

Nguyễn Văn Tuấn
24-11-2015

Hôm nọ, đọc tin tức thấy ông chủ tịch tỉnh An Giang tuyên bố rằng cả hệ thống chính trị đang vào cuộc để xử lí vụ cô giáo viết nhận xét “kênh kiệu”. Lúc đó, tôi không hiểu câu “hệ thống chính trị” là gì, nhưng hôm nay thì tôi đã hiểu. Theo báo Lao Động, ông chủ tịch đã huy động MƯỜI SÁU cơ quan xúm vào “đánh” 3 người dân dám chê ông là “kênh kiệu”. Thật kinh khủng! 

Mười sáu cơ quan tham gia là:

- Đầu tiên, phải kể đến Phòng Tham mưu Công an tỉnh An Giang (PV11).

- Cơ quan thứ 2 vào cuộc là Đảng ủy khối Dân chính đảng.

- Cơ quan thứ 3 là Phòng An ninh Chính trị nội bộ (PA83). 

- Cơ quan thứ 4 là Sở Thông tin truyền thông tỉnh An Giang.

- Thứ 5 là Trường THPT Long Xuyên.

- Cơ quan thứ 6 là UBND thành phố Châu Đốc – ra Công văn về việc sử dụng mạng xã hội.

- Cơ quan thứ 7 là Phòng GDĐT thành phố Châu Đốc – Công văn nghiêm cấm “like”, “share” trên facebook. Công văn này đến tất cả các trường học trực thuộc phòng để thực hiện. 

- Cơ quan thứ 8 là Ủy ban kiểm tra Đảng ủy khối, làm việc với ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc và có biên bản ngày 11.9 “ông Phúc thừa nhận sai phạm”.

- Cơ quan thứ 9 là Sở GDĐT. Đối với cơ quan này, Thường trực Đảng ủy khối Dân chính đảng chỉ đạo Đảng ủy Sở GDĐT phối hợp cùng Ban Giám đốc Sở GDĐT cùng xử lý cô Lê Thị Thùy Trang.

- Cơ quan thứ 10 là Sở Công thương, Thường trực Đảng ủy khối Dân chính đảng chỉ đạo Đảng ủy Sở Công thương phối hợp cùng Ban Giám đốc Sở Công thương cùng bà Phan Thị Kim Nga.

- Cơ quan thứ 11 là Đảng ủy khối doanh nghiệp.

- Cơ quan thứ 12 là Công ty Điện lực An Giang. Theo đó, Đảng ủy khối Dân chính đảng chỉ đạo 2 đơn vị này cùng phối hợp xử lý ông Phúc.

- Cơ quan thứ 13 là Văn phòng UBND tỉnh.

- Cơ quan thứ 14 là Cổng thông tin điện tử tỉnh.

- Cơ quan thứ 15 là Báo An Giang được lệnh phải nhanh chóng đăng tải kết quả xử lý 3 cán bộ lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian sớm nhất.

-  Cơ quan thứ 16, là kho bạc. Hiện ông Phúc đã nộp phạt tại kho bạc. Còn cô giáo Lê Thị Thùy Trang do hoàn cảnh khó khăn nên chưa có tiền nộp.

Không biết có nơi nào trên thế giới mà chính quyền dùng cả bộ máy để … đánh dân. Phải nói chính xác là trấn áp thì đúng hơn. Chắc chỉ có ở Việt Nam, hay cụ thể hơn là chỉ có ở An Giang. Cái kiểu huy động cả bộ máy để trấn áp một cá nhân như thế thể hiện một sự lạm dụng quyền lực rõ ràng nhất. Cái này tiếng Anh gọi là “organized repression”, tức đàn áp có tổ chức. Thật ra, vụ việc cũng là một phát biểu rõ ràng rằng nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan Nhà nước không phải là phục vụ dân, mà là bảo vệ chính quyền và bảo vệ giai cấp cai trị.

Đó cũng là lời giải thích tại sao VN vẫn còn nghèo, vì bộ máy chính quyền chẳng những cồng kềnh, mà còn bị sử dụng một cách bừa bãi. Về mặt cá nhân, sự huy động đó còn chứng tỏ cái hèn của một con người có quyền chức.
____

(1) Vụ “Bị phạt vì nói xấu lãnh đạo tỉnh An Giang”: Chê một câu, 16 cơ quan cùng vào cuộc (LĐ).

Bài trên báo Lao Động:
Vụ “Bị phạt vì nói xấu lãnh đạo tỉnh An Giang”:
Chê một câu, 16 cơ quan cùng vào cuộc
 
An Long - Thanh Hải
Lao Động 23/11/2015 

Chỉ vì câu bình luận “Ông chủ tịch này kênh kiệu, xa dân nhất trong các đời chủ tịch tỉnh An Giang”, có đến 16 cơ quan ở An Giang cùng vào cuộc để xử lý. Kết quả là, dư luận sôi sục với cách giải quyết toàn “sạn” này của các cơ quan.


Ông Trần Quốc Tuấn - Phó chủ tịch UBND TP.Châu Đốc (tỉnh An Giang) cho biết, đã chỉ đạo Phòng GDĐT thành phố Châu Đốc vào ngày làm việc 23.11 phải thu hồi công văn mà cơ quan này ban hành, cấm giáo viên, học sinh bình luận, thích, chia sẻ…trên facebook gây tranh cãi trong những ngày qua. Công văn này được Trưởng phòng GDĐT thị xã Châu Đốc - Nguyễn Thị Hồng Loan, ký từ ngày 2.11.2015. Như vậy, công văn này chỉ “hưởng dương” 21 ngày tuổi và bị thu hồi vì trái quy định của pháp luật.

Từ câu bình luận “Ông chủ tịch này kênh kiệu, xa dân nhất trong các đời chủ tịch tỉnh An Giang”, có 3 cán bộ bị xử phạt nặng nề, làm dư luận dậy sóng. Và, cũng chỉ từ câu nhận xét vô thưởng vô phạt này, có 16 cơ quan, tổ chức từ đảng đến chính quyền ở An Giang cùng vào cuộc xử lý.

Đầu tiên, phải kể đến Phòng Tham mưu Công an tỉnh An Giang (PV11). Chúng tôi chưa xác định được cơ quan này có được nguồn tin từ đâu, nhưng đã vào cuộc làm rõ. Đến ngày 20.7, PV11 ra báo cáo số 608/CAT-PV11 xác định nickname Kim Nga Phan là của bà Phan Thị Kim Nga - Phó Chánh Văn phòng Sở Công thương.

Cơ quan thứ 2 vào cuộc là Đảng ủy khối Dân chính đảng. Ngày 15.9, cơ quan này ban hành hẳn Công văn 25-CV/ĐUK về việc xử lý, chấn chỉnh cán bộ, đảng viên lợi dụng việc sử dụng facebook. Cơ quan này còn có những văn bản khác, liên quan đến việc chỉ đạo xử lý 3 cán bộ.

Cơ quan thứ 3 là Phòng An ninh Chính trị nội bộ (PA83) Công an tỉnh An Giang. Để phối hợp xử lý, PA83 đã cử sĩ một quan cấp tá, chức danh đội trưởng cùng tham gia đoàn thanh tra.

Cơ quan thứ 4 - cơ quan chủ lực xử lý vấn đề là Sở Thông tin truyền thông tỉnh An Giang. Dưới sở này là Thanh tra Sở TTTT.

Thứ năm là Trường THPT Long Xuyên. Theo chỉ đạo của cấp trên, trường đã thành lập hội đồng kỷ luật, sau đó tiến hành họp hội đồng kỷ luật vào ngày 25.9 để xử lý cô giáo Lê Thị Thùy Trang. “Lỗi” của cô Trang là dẫn lại một bài báo chính thống kèm câu “Hồi nào vậy tèn. Mà vậy đi cho đẹp lòng dân”. Những ai đọc và hiểu tiếng Việt một cách cơ bản cũng đều cho rằng, câu này không có gì là xúc phạm. Hiểu theo nghĩa tích cực, câu này có ý động viên. Là câu “khen” chứ không phải “chê”. Trước khi bị họp hội đồng kỷ luật, ngày 22.9, cô Trang phải ngồi viết tự kiểm. Đến ngày 26.9, Hiệu trường Trường THPT Long Xuyên phải làm báo cáo 124/BC/THPTLX về việc xử lý kỷ luật cô Trang”.

Cơ quan thứ sáu là UBND thành phố Châu Đốc - ra Công văn 3018/UBND-VX ngày 30.10 về việc sử dụng mạng xã hội.

Cơ quan thứ bảy là Phòng GDĐT thành phố Châu Đốc - Công văn 122/PGDĐT ngày 2.11 về việc nghiêm cấm “like”, “share” trên facebook. Công văn này đến tất cả các trường học trực thuộc phòng để thực hiện.

Cơ quan thứ tám là Ủy ban kiểm tra Đảng ủy khối, làm việc với ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc và có biên bản ngày 11.9 “ông Phúc thừa nhận sai phạm”. Các cơ quan nhận được văn bản báo cáo việc xử phạt 3 cán bộ là Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Công an tỉnh.Cơ quan thứ chín là Sở GDĐT. Đối với cơ quan này, Thường trực Đảng ủy khối Dân chính đảng chỉ đạo Đảng ủy Sở GDĐT phối hợp cùng Ban Giám đốc Sở GDĐT cùng xử lý cô Lê Thị Thùy Trang.

.
Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang: Thông báo kết quả xử lý cán bộ 
trên phương tiện thông tin đại chúng.

Cơ quan thứ mười là Sở Công thương, Thường trực Đảng ủy khối Dân chính đảng chỉ đạo Đảng ủy Sở Công thương phối hợp cùng Ban Giám đốc Sở Công thương cùng bà Phan Thị Kim Nga.

Cơ quan thứ 11 là Đảng ủy khối doanh nghiệp, cơ quan thứ 12 là Công ty Điện lực An Giang. Theo đó, Đảng ủy khối Dân chính đảng chỉ đạo 2 đơn vị này cùng phối hợp xử lý ông Phúc.

Cơ quan thứ 13 là Văn phòng UBND tỉnh. Chánh Văn phòng UBND tỉnh đã ra công văn giao Cổng thông tin điện tử tỉnh (cơ quan thứ 14) và Báo An Giang (cơ quan thứ 15) phải nhanh chóng đăng tải kết quả xử lý 3 cán bộ lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian sớm nhất.

Cơ quan thứ 16, là kho bạc. Hiện ông Phúc đã nộp phạt tại kho bạc. Còn cô giáo Lê Thị Thùy Trang do hoàn cảnh khó khăn nên chưa có tiền nộp.

Trên đây là con số thống kê “sơ sơ” của chúng tôi, qua những văn bản đang cầm trong tay. Thực tế thì, từ sự kiện xử phạt 3 cán bộ dám nhận xét chủ tịch tỉnh, Sở TTTT đã gửi công văn đi nhiều nơi. Ngoài thành phố Châu Đốc “triển khai” (và sẽ thu hồi vào ngày mai 23.11), nhiều địa phương khác có tham gia hay không, chúng tôi chưa kiểm chứng được.


.

10 nhận xét :

  1. Chúng tôi đang chờ TW (Đảng & Nhà Nước) có ý kiến gì về vụ này và hướng xử lý ông chủ tịch:
    "Bài trên báo Lao Động:Vụ “Bị phạt vì nói xấu lãnh đạo tỉnh An Giang”: Chê một câu, 16 cơ quan cùng vào cuộc " ?
    Những người chịu trách nhiệm hãy làm gì đó để lấy lại lòng tin của dân đi !

    Trả lờiXóa
  2. Điều này phản ánh rõ nhất: Chính quyền này đang VÌ AI, CỦA AI!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NGƯỜI TA CHÊ, THẬM CHÍ CHỬI ÔNG, ĐÓ LÀ CHUYỆN CÁ NHÂN ? NẾU THẤY SAI TRÁI ÔNG CHỦ TỊCH ĐƯỢC QUYỀN KIỆN NGƯỜI CHỬI ÔNG RA TÒA ?
      Ở ĐÂY ÔNG LẠI LỢI DỤNG ĐẢNG VÀ CƠ QUAN HÀNH PHÁP ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ TRẤN ÁP ĐỐI PHƯƠNG MỘT CÁCH PHI PHÁP? TÔI THẤY ÔNG KHÔNG XỨNG LÀ CHỦ TỊCH TỈNH? VÀ TRƯỚC SAI TRÁI TRẮNG TRỢN NÀY TW PHẢI CÓ HÌNH THỨC KỶ LUẬT ĐỂ YÊN DÂN CHÚNG !

      Xóa
  3. 16 cơ quan , mỗi cơ quan đấm một cái thôi cũng đủ làm cho đối tượng không chết cũng bị trọng thương . Ct UBND Tỉnh huy động cả hệ thống chính trị của Tỉnh đánh ba người Dân . Dân bị coi là gì trước ô. Ct Tỉnh này ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ có ba người dân
      mà phải huy động cả một hệ thống chính trị để đối phó
      thì cái hệ thống chính trị đó không mạnh tí nào.
      Bằng chứng là cả hệ thống chính trị đó đã thua.

      Xóa
  4. Ộng chủ tịch này đã huy động một lực lượng hùng hậu để khủng bố 3 người dân bằng hai hình thức : tinh thần và kinh tế , thật dã man . IS phải gọi ông bằng sư phụ mới đúng .

    Trả lờiXóa
  5. Cả "hệ thống chính trị" của tỉnh, dưới sự "chỉ huy" của ông CT cái gọi là "UBND" tỉnh tập trung đánh hội đồng 3 công dân dũng cảm của tỉnh là một hành động hèn, tiểu nhân. Ông này hoàn toàn không xứng đáng giữ cương vị này nữa! Còn đám bộ sậu kia cũng chỉ vì nịnh nọt quan trên mà làm điều bất nhân.

    Trả lờiXóa
  6. CỨ KIỂU NÀY, 63 TỈNH THÀNH CÓ 63 ÔNG VUA THÌ DÂN SỐNG SAO NỔI ?

    Trả lờiXóa
  7. Dân chỉ được bầu đến tổ trưởng DP, bầu trưởng thôn thôi . Còn từ trưởng KP, Ct Xã, Phường trở lên do đảng bầu . Chuyện chỉ có ở VN ta ! Dân chủ ở Tổ DP ! Tổ trưởng DP thì ăn cái gì ?

    Trả lờiXóa
  8. lợi dụng quyền lực để khủng bố tinh thần dân chúng làm cho dân chúng hoang mang cực độ để mà làm cho dân luôn sống trong sự sợ hãi khi động dến chúng

    Trả lờiXóa