Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

GS. Trần Đình Sử: CỰU VÀ NGUYÊN Ở NƯỚC TA


CỰU VÀ NGUYÊN

Ở các nước trên thế giới mỗi khi một ông to mãn nhiệm, người ta đều gọi là "cựu", ví dụ cựu tổng thống, cựu thủ tướng, cựu bộ trưởng, và sau khi cựu rồi thì họ tìm một cuộc sống khác, nghề khác...


Việt Nam thì không thế. Khi đã mãn nhiệm rồi, đã về hưu rồi, thì cứ vẫn là "nguyên". Ví dụ nguyên TW, nguyên chủ tịch, nguyên bộ trưởng... Tại sao không cựu mà lại nguyên? Tôi nghĩ mãi, không phải là do tập quán dùng từ của người Việt, mà là có lẽ nó có nghĩa riêng đó. Nguyên có nghĩa là vẫn nguyên đặc quyền đặc lợi, vẫn nguyên các tiêu chuẩn, chính sách đã quy định, nguyên các bổng lộc dành riếng cho họ. Có lẽ vì thế cho nên ông Vũ Huy Hoàng khi đã hết chức rồi, mãn nhiệm rồi, còn gì mà cách nữa? Thật là vô lí. Ấy vậy mà có lí đấy. Ấy là cách cái chưc mang cái "nguyên' rất nhiều quyền lợi bổng lộc của ông ấy, từ nay ông ấy không còn "nguyên" nữa. Cắt chữ ấy cũng đau lắm đó, bởi dù giàu nứt đố đổ vach người ta vẫn tham. Không biết nói thế có phải hay không? Còn như vẫn "nguyên" thì nhân dân còn phải è cổ ra mà cung đốn thêm nhiều cho họ cho đến khi họ hết đời.

15 nhận xét :

  1. Hôm nay Giáo sư Trần Đình Sử đặt lại ý nghĩa của "nguyên" và "cựu" thật là chí lý. Vì trong thực tế rất nhiều người từ trước đến giờ cũng thắc mắc là mấy ông này không bao giờ chịu "cựu" mà chỉ đòi "nguyên", thì ra nó lại dính tới miếng ăn.
    Miếng ăn là miếng tồi tàn,
    Mất ăn một miếng, lộn gan lên đầu.
    Chỉ nghĩ được đến đấy thì hèn với giặc là phải, chẳng sai vào đâu được!

    Trả lờiXóa
  2. Oke, có cái vẫn gọi là Cựu đấy . Nhà nước ta không gọi là Hội Nguyên Chiến Binh mà vẫn gọi là Hội Cựu Chiến Binh. Bó tay , không biết giải thích sao đây? Chỉ chứng tỏ mình Ngu Dốt & Khác Đời thôi !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xưa nay trong các lời điếu tại các lễ tang người ta vẫn thường dùng chữ nguyên như : Đồng chí Nguyễn Văn A nguyên UVTW, nguyên bộ trượng bộ..., Đồng chí NGuyễn Văn B nguyên là bí thư Tỉnh ủy , nguyên là thứ trưởng bộ... Còn bây giờ trên báo chí những người từng giữ chức vụ này nọ đến dự cuộc nọ cuộc kia vẫn được viết : Đồng chí A...nguyên là ..., đồng chí B nguyên là...thì có khác gì bảo họ đang sống mà đã bị xem như đã chết ! Việt Nam ta vẫn dùng chữ cựu chứ có kiêng cữ gì đâu như : cựu lý trưởng, cựu chánh tổng, cựu hoàng đế . Ngay cả chữ thập niên ( mười năm) thập kỷ( mười thế kỷ) mà nhiều nhà báo vẫn không phân biệt nổi nhầm lẫn lung tung cả . Vậy mà có cả hội thảo về sự trong sáng của tiếng Việt gần đây nhưng chẳng thấy có tham luận nào nói đến hay vì nhạy cảm quá vì liên quan đến các cụ ?

      Xóa
    2. Cũng vậy, trong nhà trường thì những người có chức vụ được giới thiệu là nguyên, như: nguyên Hiệu trưởng, nguyên hiệu phó, nguyên trưởng phòng...Nhưng, sinh viên đã ra trường thì gọi là cựu sinh viên, hội cựu sinh viên...
      Tóm lại, người có chức có quyền gọi là nguyên. Người không chức, không quyền thì gọi là cựu. Trong cách gọi đã có sự phân biệt gia tầng, gia cấp rồi

      Xóa
    3. Em thì em thích là "nguyên"
      Vì "nguyên" em vẫn có tiền trong tay
      Nếu chuyển thành "cựu" ỉu ngay
      Là đồ cũ bỏ hỏi hay cái gì
      Nỗi lòng buồn tỉ buồn ti!

      Xóa
  3. Thưa các cụ, những chỗ nào có bọn quan quyền bổng lộc thì mới "nguyên", chỗ nào không có chén thì là "cựu". Như "Cựu giáo chức", "cựu chiến bình"... Nhưng nói vậy không phải vậy, bởi ông Chủ tịch Hội cựu giáo chức lại là "nguyên Hiệu trưởng, nguyên Thứ trưởng...", hay ông Chủ tịch Hôi cựu chiến binh lại là "nguyên UV BCHTƯ Đảng, nguyên thứ bộ trưởng..."... Hết biết. Không thể giải thích nổi.

    Trả lờiXóa
  4. Nhiều trường hợp không dùng "cựu", mà lại dùng " nguyên": nguyên chủ tịch, nguyên tổng bí thư... và ngược lại như cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu giáo chức... không hiểu nguyên tắc ngữ pháp thế nào? Ai biết giải thích xin cám ơn.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi đồng ý với ý kiến của anh Sử : RẤT ĐÚNG - RẤT ĐÚNG bản chất của bọn tham quan.

    Trả lờiXóa
  6. Nguyên với cựu tôi đã nhận thấy từ lâu nay có Trần Đình Sử lý giải việc này tôi cũng xin góp vài lời. Nói thẵng ra thế giới này chẵng có ai như ở Việt nam. Đã nghỉ việc rồi mà vẩn còn "nguyên" đó là thói tham quyền cố vị của các nhà lãnh đạo. Miệng xơn xớt nói làm đầy tớ cho dân bảo dân phải luôn cần kiêm liêm chính chí công vô tư. Còn mình dù đã nghỉ việc thì suốt đời vẩn cứ nguyên là lãnh đạo hưởng bổng lộc.

    Trả lờiXóa
  7. Giáo sư Trần Đình Sử viết rất đúng , rất hay ! Rất ngắn gọn mà nêu được bản chất tham quyền cố vị tồn tại suốt mấy chục năm qua...

    Trả lờiXóa
  8. Sao chỉ thấy họ dùng từ ( Cựu hoàng Bảo đại-mà không nói là Nguyên hoàng Bảo đại ).?

    Trả lờiXóa
  9. Nguyên nghĩa là đang còn đồng chí...
    Cựu thì trở thành đồng phạm.
    quá đơn giản

    Trả lờiXóa
  10. Nguyên nghĩa là đang còn đồng chí...
    Cựu thì trở thành đồng phạm.
    Quá đơn giản ví dụ: Cựu uỷ viên Bộ chính trị Cựu Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng.

    Trả lờiXóa
  11. Tôi xin được mạo muội múa rìu qua mắt thợ - xin lỗi TS Nguyễn Xuân Diện:
    Chữ 原 đọc theo âm hán việt là NGUYÊN. Nguyên trong trường hợp này được hiểu là một trạng thái, một tính chất hoặc một hình dạng ban sơ, ban đầu, vốn dĩ của một sự vật, sự việc, con người hiện tại mà cái sự vật, sự việc, con người đó không còn giữ được trạng thái, tính chất, hình dạng ban đầu đó nữa.
    Các ví dụ:
    "Tay trung úy cảnh sát kia nguyên là một việt cộng nằm vùng, sau đó chiêu hồi về với quốc gia"
    "Nguyên là một khu rừng rậm rạp với nhiều loài muông thú, sau mấy năm có con đường đi qua, cánh rằng này đã bị tàn phá ghê gớm"
    "Dòng nước đen ngòm trước mặt nguyên là một con sông trong xanh, hiền hòa"
    ..........................
    Như thế theo tôi hiểu thì Nguyên (原) đã có sự biến đổi, còn Cựu (舊) chỉ là sự cũ đi mà thôi.
    Các quan chức VN dùng chữ NGUYÊN có lẽ không theo ý trên mà như GS Trần Đình Sử đã nói, chúng muốn giữ nguyên đặc quyền đặc lợi mà thôi.

    Trả lờiXóa
  12. Bây giờ xem VTV đã thấy đọc "nguyên tổng thống" có lẽ là đã có sự chỉ đạo từ đâu đó

    Trả lờiXóa