Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

KHÔNG CÓ BUỔI LỄ TRAO HUÂN CHƯƠNG CHO ÔNG CHỦ LÒ ẤP TS


Các thầy cô chụp ảnh kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Học viện Khoa học xã hội tổ chức Lễ Kỷ niệm
Ngày Nhà giáo Việt Nam

Học viện KHXH VN
21/11/2017

Tiếp nối truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ngày 20/11/2017, Học viện Khoa học xã hội long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam để vinh danh và tri ân các thầy giáo, cô giáo – những người đã thầm lặng đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đầy cao cả nhưng cũng không ít gian nan.


Tham dự buổi lễ có GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học xã hội; PGS.TS. Bùi Nhật Quang - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; GS.TS. Phạm Văn Đức – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội; PGS.TS. Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; GS.TS. Võ Khánh Vinh – Nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nguyên Giám đốc Học viện Khoa học xã hội; các Phó Giám đốc Học viện Khoa học xã hội: PGS.TS. Hồ Việt Hạnh, PGS.TS. Hồ Sỹ Sơn, PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh; đại diện các viện chuyên ngành; các Trưởng khoa, Phó trưởng khoa, Trưởng bộ môn, Phó trưởng bộ môn; các thầy giáo, cô giáo của Học viện Khoa học xã hội; cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và đại diện các học viên cao học, nghiên cứu sinh tại Học viện Khoa học xã hội. 

.
Các thầy cô chụp ảnh kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Thay mặt lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, GS.TS. Phạm Văn Đức – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội đã chia sẽ những khó khăn, vất vả mà tập thể thầy và trò Học viện Khoa học xã hội đã trải qua; khái quát những kết quả đã đạt; những yêu cầu, nhiệm vụ sẽ phải hoàn thành tốt trong thời gian tới. Năm 2016-2017, với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, các cán bộ, công chức, viên chức của Học viện Khoa học xã hội, cùng với sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, sự cộng tác nhiệt tình, hiệu quả của các thầy giáo, cô giáo, Học viện Khoa học xã hội đã không ngừng phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra và đạt được những thành quả nhất định trong hoạt động đào tạo.

.
GS.TS. Phạm Văn Đức phát biểu tại Lễ Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Nhân ngày 20/11, GS.TS. Phạm Văn Đức gửi lời cảm ơn chân thành, lời tri ân sâu sắc đến sự quan tâm, ủng hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sự quan tâm của Chủ tịch và Ban Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng sự cộng tác nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo vì sự nghiệp đào tạo tại Học viện Khoa học xã hội. Mong rằng với sự tận tâm của các thầy giáo, cô giáo; sự nỗ lực, say mê học tập và nghiên cứu của các học viên cao học và nghiên cứu sinh, chúng ta sẽ không ngừng xây dựng ngôi trường Học viện Khoa học xã hội ngày càng lớn mạnh.

 
 GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn phát biểu chúc mừng các thầy cô giáo.

Tại buổi lễ, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn – Bí thư Đảng ủy, chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học xã hội đã phát biểu chúc mừng các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, đồng thời, giao nhiệm vụ cho thầy và trò Học viện Khoa học xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả làm việc; không ngừng gắn kết giữa Học viện và các viện chuyên ngành trong đào tạo; nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo trong bối cảnh hội nhập.

Đại diện cho các giảng viên của Học viện Khoa học xã hội, TS. Trần Thị Minh Thi – Viện trưởng Viện Gia đình và giới đã chia sẻ những kỷ niệm sâu sắc trong quá trình giảng dạy cũng như nói lên những mong mỏi của các thầy giáo, cô giáo để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học tại Học viện Khoa học xã hội. Về phía học viên, thay mặt cho các nghiên cứu sinh và học viên cao học của Học viện, tân tiến sỹ Nguyễn Văn Hiến đã phát biểu tri ân các thầy giáo, cô giáo, bày tỏ lòng biết ơn và chúc mừng các thầy giáo cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.


Văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
 Tin: Thanh Lý. Ảnh: Tuấn Anh


Trước đó, Học viện KHXH Việt Nam đã phát đi Giấy Mời dự, có nội dung trao huân chương Lao động Hạng nhất cho ông Võ Khánh Vinh:

8 nhận xét :

  1. Không biết cái viện kia đã ngốn hết bao nhiêu tiền thuế của dân và đã "làm được gì cho đất nước" chưa mà nghe cái tên thì kêu quá.
    Chắc cũng lại là "bí mật quốc gia".

    Trả lờiXóa
  2. Công nhận Võ Khánh Vinh này mặt dầy thật! Không biết xấu hổ là gì.

    Trả lờiXóa
  3. Thế là "áo gấm đi đêm" rồi Vinh ơi!
    Được huân chương mà lại dấm dúi đưa đến nhà riêng để "trao tặng", không dám công khai cho bàn dân thiên hạ biết thì đúng là nhục, Chẳng khác gì kẻ ăn vụng.

    Trả lờiXóa
  4. Nói đến "huân chương" là nói đến sự vinh danh, tổ chức buổi "trao huân chương" chính là thực hiện động thái vinh danh đó, chứ báu gì cái tờ giấy in xanh đỏ, miếng kẽm sơn lòe loẹt mà phải âm thầm đưa đến nhà để trao?
    Đúng là chuyện này giống như "cứt phơi mưa", cứt mà đã phơi mưa thì cục cứt cũng không còn là cục cứt nữa.

    Trả lờiXóa
  5. Gọi nôm na theo định nghĩa của một quan chức cao cấp thì đó là cái viện...LÔNG GÀ!

    Trả lờiXóa
  6. Loại khen thưởng đi đêm

    Trả lờiXóa
  7. Đã trót dại bày binh bố trân để được thưởng huân chương, giờ không ai trao cả, không ai muốn chứng kiến cả, tốt nhất nên từ chối cái phần thưởng đó để mặt mỏng bớt đi chút xíu! Khiếp quá, bố trí cả bộ phận thi đua: một con vịt do chính Vinh ấp làm trưởng bộ phận thi đua, một đúa cháu họ Võ làm phó thì chúng nó phải thu xếp bằng được! Nghe đồn lúc đầu Vinh ta đòi hỏi phong Anh hùng thời kỳ đổi mới, sau vụ om xòm trên báo, đành chấp nhận huân chương lao động hạng nhất. Nhục ơi là nhục chứ vinh cái quái gì! Đúng là Vinh Nhục, nhục Vinh! Tốt nhất nên về ở ẩn, chớ có chiềng mặt ra trước bàn dân thiên hạ nữa! Giảng dạy mà đứng trên bục có biết rằng dười thì thào "thằng mặt dày", "thằng khốn nạn", "thằng tham lam"... Nhục mà không biết nhục ấy là nhục vượt quá giới hạn!

    Trả lờiXóa
  8. Em mượn tạm câu quen quen. "Khốn nạn đến thế là cùng".

    Trả lờiXóa